Một số lưu ý khi đi lễ chùa bạn cần biết
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI LỄ CHÙA
Cũng như nhiều tôn giáo khách đang phát triển ở Việt Nam, Phật Giáo là một tôn giáo lớn hiện nay được rất nhiều người dân và phật tử tin tưởng và thờ cúng.
Chùa gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt, vào ngày lễ Tết hay Rằm, mồng 1 hàng tháng, ngày lễ tết…. cùng những việc quan trọng thường đến chùa lễ Phật với mong muốn thoát khỏi những ách tắc về tư tưởng trong cuộc sống.
Nhìn chung đi lễ chùa là một nét đẹp đáng quý trong phong tục của người dân Việt. Mục đích chính của đi lễ chùa là nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, chư vị Bồ Tát và các bậc thánh hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh, đạo được mở mang để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người. Chính vì vậy mà người ta thường có câu: "Đến chùa nhìn Phật tướng để soi lại Phật tâm", chính là với ý nghĩa đó.
Tuy nhiên, đi lễ chùa thế nào cho đúng thì không phải ai cũng tường tận. Có người thì cứ thấy chùa nào nổi tiếng là rủ nhau, nô nức tới thắp hương, trong khi đó chùa làng mình thì quên bẵng mất. Theo quan niệm Phật giáo, các chùa đều Thờ Phật và các chư Vị Bồ Tát, A La Hán, Thanh Văn, Duyên giác, đều là các Bậc Đại từ bi và Giác ngộ, nên chùa nào cũng như chùa nào. Ta đến chùa là để nhìn Tướng của Phật để soi xét lại Tâm ta.
Nhiều người đi chùa thì đặt tiền thật, tiền giả lên ban Tam bảo, đặt tiền lễ vào tay tượng lòng tượng, (thậm chí đút cả vào miệng tượng) rồi hóa vàng trong chùa.
“Tiền, dù thật hay giả, cũng chỉ là để cho chúng sinh. Vào chùa lễ Phật để đi tìm sự an lạc trong tâm thái, chứ đâu phải để cầu xin đắc phúc, được lợi? Rồi xuýt xoa hít hà, sờ mó chân tay tượng để thoa lên mặt lên mũi, rồi chen chúc tranh nhau cướp mấy mảnh vải khai quang trong lễ hô thần nhập tượng,... đấy toàn là những hành động phản văn hóa”,
Nhiều người đi lễ chùa còn nặng về việc đốt vàng mã khi đi lễ chùa: “Càng nhét nhiều tiền thì càng tục, càng phản văn hóa. Đặt lễ bằng tiền thật đã là hỏng rồi, đặt cả tiền âm phủ nữa thì lại càng hỏng. Tiền âm phủ chỉ dùng để đốt cho người chết, ai lại đốt cho Phật?!!! Tuy nhiên, trong chùa, chỉ có thể hóa vàng một chút ở khu vực nhà vong, dùng để cúng cho các cô hồn bơ vơ chưa được siêu thoát”.
Sau đây Dailytourviet.vn xin lưu ý bạn đọc những điều cấm kỵ khi đi lễ chùa để bạn tránh phạm phải và được công quả như mong muốn.
1. Trang phục đi lễ chùa:
Khi đi chùa phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự: Khi đi lễ chùa, bạn không nên mặc những bộ quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, những chiếc váy đầm quá ngắn, trang phục hở hang phản cảm mà nên mặc những bộ quần áo giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Mặc những bộ trang phục phản cảm, lố lăng đến cửa chùa sẽ phạm giới, bất kính, công quả tiêu tán, quả báo vô cùng. Ngoài ra cũng không được cho trẻ em chạy loạn ở khu vực tam bảo, nghịch phá đồ cúng tế, sờ tượng Phật.
2. Sắm lễ
Khi đến dâng hương ở các chùa chỉ sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
Theo lễ nghi nhà chùa khu vực Phật điện tức là nơi thờ chính của chùa chỉ được dâng đặt lễ chay, thanh tịnh. Vì thế khi vào chùa dâng lễ, các phật tử và người đi chùa cần tránh đặt lễ mặn ở ngay chính điện. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì bạn chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
3. Đi lại trong chùa
Khi tới chùa để lễ Phật bạn không nên đi vào bằng cửa chính. Vì theo lễ nghi nhà chùa, cửa chính chỉ dành riêng cho đức Phật, Ngọc đế, Quân vương, các bậc cao tăng và bậc khoa bảng mới được ra vào nên chỉ được bước vào bên trong chùa bằng cửa phụ. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
Bên cạnh đó, khi bước vào bên trong cũng không được dẫm chân lên bậc cửa, vì như thế sẽ phạm tội bất kính với đức Phật và bề trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều ngôi chùa thường đóng cửa chính.
Khi bước chân vào bên trong phật đường, bạn nên đi vòng tượng Phật theo chiều từ phải sang trái và niệm “A di đà Phật”. Theo quan niệm của nhà chùa, nếu bạn hành lễ theo nghi thức này sẽ được hưởng 5 điều phúc đức là: siêu sinh đạo niết bàn; hậu sinh đoan chính; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; đẹp; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý.
- Khi vào phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, gây ồn ào hỗn tạp: Phật đường, tam bảo là nơi tôn nghiêm có giới hương, đinh hương, chân hương nên phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh nên khi đặt chân vào bên trong phật đường hoặc tam bảo không nên đi giày dép, hút thuốc, nhai trầu, đi lại nói chuyện ồn ào, hỗn tạp. Vì theo lễ nghi nhà Phật tội náo loạn tam bảo là tội không hề nhỏ.
- Khi vào điện tam bảo để lễ Phật, tuyệt đối không mang theo đồ dùng lỉnh kỉnh như mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc… Nếu đặt những đồ dùng cá nhân trên bàn, chiếu hoặc trong một góc tam bảo thì mọi công quả tu dưỡng đều tiêu tan. Vì thế khi đi chùa không nên mang theo quá nhiều tư trang bên mình đặc biệt là khi bước chân vào hành lễ ở khu vực điện tam bảo.
4. Thắp hương trong chùa:
Chỉ thắp hương bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa: Khi đi chùa lễ Phật bạn chỉ nên thắp hương tại những âm thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì như thế có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.
5. Cầu nguyện
Khi bạn đã bước vào trong không gian các điện thờ cần lưu ý: không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường vì đây là một trong những điều cấm kỵ. Bạn nên quỳ hoặc đứng chếch sang bên trái hoặc bên phải để hành lễ.
Khi hành lễ trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm không được ngó ngang, quay dọc. Nếu muốn vãn cảnh chùa thì nên đứng từ bên ngoài để nhìn ngắm.
Nghiêm trang quỳ dưới Tam bảo, chắp tay trước ngực, mắt nên nhắm, rồi niệm. Nhớ là lúc niệm thì Tâm phải tĩnh, không suy nghĩ linh tinh. Phật chỉ gia hộ an bình, che trở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Khi đi lễ ở Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm, tiền tài....
6. Xưng hô
Khi đi chùa nếu bạn gặp các tăng ni, sư trụ trì trong chùa, nên chắp tay hình búp sen và bắt đầu chào hỏi bằng câu “A di đà Phật”, bạch thầy.. và xưng mình là con Và khi từ biệt các sư trong chùa để ra về cũng nên nói lại câu này. Điều này sẽ mang lại công đức vô lượng cho người vãn cảnh chùa và nhà chùa.
7. Không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa
Khi đi chùa tuyệt đối không tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa. Vì theo kinh sách và lễ nghi truyền thống đây được gọi là hành vi “đạo dụng thập phương thường trụ”, tức là trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường. Người phạm vào giới luật này khi chết sẽ bị giam xuống 9 tầng địa ngục, chịu khổ vô biên.
8. Không tùy tiện quay phim, chụp ảnh nơi cửa chùa
Khi đến chùa hành lễ, vãn cảnh không được tùy tiện quay phim và chụp ảnh quanh cảnh trong chùa. Khi đứng khấn lạy nên đứng chếch sang một bên bàn thờ tuyệt đối không đứng đối diện với bàn thờ.
9. Khi thụ lộc tài chùa nên lưu lại chút công đức
Khi được thụ lộc tài ở chùa thì nên lưu lại chút công đức dù nhiều hay ít. Không nên xem đó là việc đương nhiên sư trù trì cho thì nhận. Vì điều này sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục khi chết.
Trên đây là một số điều lưu ý bạn cần biết để tránh phạm phải đi lễ chùa. Nếu bạn có nhu cầu đi lễ chùa kết hợp du lịch nghỉ ngơi hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và đặt giữ chỗ, hiện tại Dailytourviet.vn chuyên tổ chức các tour ghép lễ chùa hàng ngày: Du lịch Chùa Hương, Du lịch Chùa Bái Đính, Du lịch Yên Tử,…
Chúc các bạn có được hành trình lễ Phật đầy may mắn, bình an và hạnh phúc !
Hotline tư vấn miễn phí 24/7:
0888.313.369
0984.247.468
0948.247.486
0984.247.468
0948.247.486
Email: dieuhanhdulich247@gmail.com