Thông tin du lịch chùa Tam Chúc từ A đến Z
THÔNG TIN DU LỊCH TAM CHÚC TỪ A ĐẾN Z
Khu Du lịch Tâm linh Chùa Tam Chúc là Quần thể du lịch tâm linh trọng điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình.
Tam Chúc là một quần thể danh thắng tâm linh rộng lớn, trong đó có chùa Tam Chúc – ngôi chùa được biết đến là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, đẹp tựa chốn bồng lai mà còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo mang tầm quốc tế.
Được truyền cảm hứng từ những truyền thuyết lịch sử văn hóa tâm linh “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh” từ ngàn năm của một vùng đất Phật, khu danh thắng tâm linh Tam Chúc hứa hẹn đem đến những trải nghiệm không thể nào quên cho bất kỳ du khách nào đến với Tam Chúc.
Hành trình tìm về với Tam Chúc là tìm về với sự an yên, được hòa mình vào cái nôi của văn hóa Phật giáo và đắm chìm vào cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ tựa chốn tiên cảnh bồng lai.
Chùa Tam Chúc ở đâu ?
Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam, đây cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Ngôi chùa tọa lạc trong một khung cảnh thơ mộng, với trước mặt là hồ nước bát ngát, bao quanh là những dãy núi đá vôi và những khu rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng cho mọi du khách ghé thăm. Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.
Quần thể chùa Tam Chúc Ba Sao Hà Nam thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km.
Hành trình từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc theo đường bộ mất khoảng 60km, di chuyển trung bình mất khoảng 1,5 giờ.
Chùa Tam Chúc thờ ai ?
Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Chùa Tam Chúc thờ gì? Chùa Tam Chúc thờ phật.
Chùa Ngọc thờ tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn.
Điện Tam Thế thờ: “Tam Thế tam thiên Phật” – Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Điện Pháp Chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni.
Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát.
Lễ hội chùa Tam Chúc điễn ra vào ngày nào ?
Lễ khai hội chùa Tam Chúc ở Hà Nam được ấn định vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm.
Đây là lễ hội phục dựng lại câu chuyện cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản: Chùa Vàng - Tràng An - Cố đô Hoa Lư - chùa Bái Đính - Vân Long (Ninh Bình) - chùa Đồng Tâm (Hòa Bình) - chùa Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Hương Sơn - Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Ngoài việc được chứng kiến các phần nghi lễ, quý khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng và hòa mình vào không khí của phần hội với nhiều hoạt động văn hóa – thể thao vui nhộn và hấp dẫn, trong đó phải nói đến hoạt động trong lễ rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc trên đỉnh núi Thất tinh, đây là nghi thức tâm linh thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị Phật, thần, thánh, Mẫu với ước muốn cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp; trống khai hội và tổ chức lễ dâng hương và dâng lục cúng cầu nguyện quốc thái dân an...
Chùa Tam Chúc mở cửa những ngày nào đón khách ?
Hiện tại Chùa Tam Chúc mở cửa tất cả các ngày trong năm để đón du khách thập phương viếng thăm và chiêm bái lễ Phật.
Thời gian mở cửa buổi sáng: bắt đầu từ 06h00 và buổi tối ngừng đón khách sau 21h00.
Đi chùa Tam Chúc có mất vé thăm quan không ?
Khu du lịch Tam Chúc cũng như nhiều điểm đến tâm linh khác trong quần thể Tam Chúc hoàn toàn miễn phí vé thăm quan.
Tuy nhiên nếu bạn đến nơi đây có thể sẽ cần đến một số dịch vụ hỗ trợ để thuận tiện hơn cho hoạt động thăm quan đi lại của quý khách như xe điện, thuyền thăm quan các danh thắng trong lòng hồ Tam Chúc.
Vé xe điện chùa Tam Chúc bao nhiêu ?
Hiện nay vé xe điện tại khu chùa Tam Chúc đang áp dụng là: 45.000 đồng/người/lươt. Khứ hồi 90.000 đồng/khách.
Với phương tiện xe điện, du khách sẽ có cơ hội khám phá những cung đường quanh co bao quanh khuôn viên chùa Tam Chúc với một bên là núi non hùng vĩ, một bên là hồ Tam Chúc nên thơ.
Với phương tiện xe điện, du khách sẽ có cơ hội khám phá những cung đường quanh co bao quanh khuôn viên chùa Tam Chúc với một bên là núi non hùng vĩ, một bên là hồ Tam Chúc nên thơ.
Nếu đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến đến trước cổng Tam Quan nội. Tuy nhiên, nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc.
Vé thuyền chùa Tam Chúc bao nhiêu ?
Hiện nay tại Tam Chúc có 2 loại du thuyền đưa khách đi vãn cảnh và thăm quan các điểm đến lân cận:
- Thuyền nhỏ, giá vé: 200.000 đồng/khách.
- Thuyền lớn (có tiệc trà chiều), giá vé: 250.000 đồng/khách.
Nếu đi thuyền, bạn sẽ mất khoảng 20 – 25 phút vì thuyền đi khá chậm. Nhưng bù lại bạn sẽ có thể ngắm cảnh quan hồ nước mênh mông, chim muông bay rợp trời, và tham quan đình Tam Chúc ở giữa hồ. Ngồi trên thuyền cảm giác sẽ khá thi vị.
Nếu bạn lựa chọn 1 trong 2 loại phương tiện di chuyển trong khu du lịch là xe điện hoặc thuyền thì bạn sẽ bỏ qua mất 1 số điểm thăm quan nhất định và sẽ không trải nghiệm hết toàn bộ thắng cảnh trong khu du lịch, vì vậy bàn để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn được trải nghiệm 2 loại hình di chuyển này thì bạn có thể lựa chọn phương án đi 1 chiều thuyền và về bằng xe điện.
Chùa Tam Chúc có những điểm thăm quan nào ?
Nhìn chung Khu du lịch Tam Chúc là một quần thể di tích và danh thắng với nhiều điểm thăm quan khá thú vị. Đây cũng là địa điểm được nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, kết hợp với sự đầu tư của con người tạo nên cho nơi đây trở thành cả một quần thể danh thắng tuyệt đẹp.
Hiện tại Khu du lịch Tam Chúc được phân thành 4 phân khu chính là: Khu tiếp đón, Khu tâm linh, Khu Trải nghiệm, Khu bảo tồn thiên nhiên. Mỗi một phân khu sẽ được xây dựng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo với công năng khác nhau tạo nên tổng thể đa dạng và hài hòa của toàn khu.
1. Khu đón tiếp của KDL Tam Chúc được bắt đầu ngay từ cổng Tam quan ngoại với thiết kế mang đậm nét đặc trưng của lối kiến trúc chùa chiền truyền thống.
Tại khu tiếp đón, trên mỗi chặng đường nhỏ sẽ luôn có sự đồng hành của đội an ninh, nhân viên y tế và các bạn tư vấn viên rất nhiệt tình hướng dẫn.
Với quy mô thống nhất khu tiếp đón sẽ giúp cho ngay cả những du khách từ phương xa cũng có thể dễ dàng nắm bắt ngay hành trình thăm quan chiêm bái của mình.
Tam quan ngoại: với triết lý sắc sắc không không là triết lý vô cùng sâu sắc của đạo Phật đã được thể hiện ngay khi quý phật tử bước vào cổng tam quan ngoại của chùa.
Bãi đỗ xe: Sau khi di chuyển qua cổng tam quan ngoại , quý du khách sẽ thấy ngay một hệ thống biển bảng của bộ phận an ninh rất chi tiết và dễ hiểu. Chỉ cần đi theo chỉ dẫn du khách sẽ dễ dàng đỗ xe đúng theo quy định.
Chợ xuân Tam Chúc: Chợ xuân Tam Chúc là điểm đến tiếp theo sẽ đem lại cảm giác hoài niệm với những thức quà quê như bánh đúc, bánh đa, cá kho,.. ngoài ra khu lưu niệm với số lượng mặt hàng đa dạng trưng bày bắt mắt đem lại một trải nghiệm thú vị với tất cả quý khách.
Trung tâm hội nghị Vesak: Công trình còn có tên gọi khác là nhà Đón tiếp hay Tòa thủy đình vì được xây nổi trên mặt nước hay nhà Vesak. Đồng thời năm 2019, nơi đây cũng là nơi tổ chức đại lễ Vesak Liên hợp quốc.
Bến thuyền TT Hội nghị Quốc tế Vesak: Sau khi du khách đã lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất tại khu vực Trung tâm Hội Nghị Quốc tế Vesak, quý vị sẽ được hướng dẫn di chuyển đến bến thuyền để chuẩn bị cho hành trình tham quan hồ Lục Nhạc - một trong những hồ nước ngọt đẹp và rộng nhất Việt Nam.
Bến thuyền Tam Quan Nội: Kế tiếp hành trình thưởng ngoạn trên Hồ Lục Nhạc kéo dài trong vòng 30 phút, các bác lái thuyền sẽ dừng tại Bến thuyền Tam Quan Nội để giúp du khách chuẩn bị cho hành trình thăm quan khu tâm linh của chùa Tam Chúc. Tại đây, quý khách có thể tự do tham quan, vãn cảnh chùa và chiêm bái Phật.
Bến xe điện khách xá - Chùa Ba Sao: Một trong những địa điểm, nhất định phải đến khi đến với Tam Chúc chính là chùa Ba Sao, một ngôi chùa được trùng tu tôn tạo trên nền ngôi chùa cổ “Tam Tinh tự”.
2. Khu tâm linh chùa Tam Chúc: Đây có thể xem là khu trung tâm vùng lõi của toàn bộ khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc. Đến thăm quan khu vực này bạn có thể thỏa sức khám phá và chiêm bái lễ Phật với các điểm thăm quan nổi bật sau:
Đảo cò: Không cần phải đi xa, chỉ khoảng 5-10 phút lên thuyền khi chiều buông, du khách có thể thấy hàng ngàn chú chim đậu trắng núi, hòa mình vào phong cảnh hữu tình tại Đảo cò.
Đình làng Tam Chúc: Đình làng Tam Chúc là nơi du khách được ghé thăm trên hành trình du thuyền của mình. Nơi đây xưa thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt và thần Linh Lang Bạch Mã.
Đền Mẫu: Đền Mẫu với kiến trúc độc đáo, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, Tam tòa thánh mẫu và Ngũ vị tiên ông.
Tam quan nội: Đây là một kiến trúc thường thấy trong các ngôi chùa truyền thống của Việt Nam.
Vườn Cột kinh: Nếu đã tới được cổng Tam Quan, bạn đi tiếp sẽ thấy vườn Cột Kinh với cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang. Vườn Cột Kinh Phật luôn là nơi níu chân các du khách thập phương , bởi trên mỗi cột kinh là những lời đức phật răn dạy thế hệ mai sau.
Điện quán Âm: Bên trong đại điện có đặt một pho tượng Quán Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác.
Điện giáo chủ: Tại điện đặt bàn thờ gồm 01 pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác.
Điện Tam Thế: Điện Tam Thế nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển. Đây là một công trình hạng mục lớn nhất và được khởi công xây dựng và hoàn thiện đầu tiên tại chùa Tam Chúc. Khi khánh thành, vị thế tựa sơn, hướng thủy của chùa Tam Chúc được thể hiện rõ nhất tại đây.
Vạc Phổ Minh: Ngay tại sân Điện Tam Thế, phật tử sẽ được chiêm ngưỡng Vạc Phổ Minh. Vạc này được đúc năm 2009 dựa trên ý tưởng của Vạc Phổ Minh - một trong An Nam Tứ đại khí của thời đại Lý - Trần.
Cây bồ đề thiêng: Sân điện Tam Thế hiện đang trồng một cây rất quý, đó chính là cây bồ đề được chiết ra từ “Cây Bồ Ðề Vĩ Ðại Cát Tường” ở Thánh tích Mahamegha, cố đô Anuradhapura của Sri Lanka. Cây bồ đề này được coi là cây bồ đề có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.
Nhà thờ Tổ: Nhà thờ tổ tại chùa Tam Chúc hiện tại đang dành để thờ những vị sư tổ có công khai sang và truyền bá đạo phật tại việt Nam.
Nhà Tứ ân: Đây là nhà thờ những vị có công xây dựng, tôn tạo nên quần thể danh thắng Tam Chúc.
Chùa Ngọc: Đến được chùa Ngọc là một trong những thử thách dành cho du khách với 299 bước chân. Nhưng khi đã trải qua được 299 bước, khi nhìn xuống dưới phật tử sẽ thấy toàn bộ khu tâm linh chùa Tam Chúc giống như chốn bồng lai tiên cảnh với núi non, hồ nước, thảm thực vật và những công trình kiến trúc độc đáo.
Chùa Ba Sao: Chùa Ba Sao được xây dựng từ nghìn năm về trước từ thời nhà Lý. Đến thời Trần Chùa được người dân xây dựng và tu bổ lại. Đây cũng là nơi lưu dấu ấn của Thiền sư Nguyễn Minh Không trên con đường tu tập hành đạo, tìm cây thuốc cứu nhân độ thế của ngài.
3. Khu trải nghiệm tại Tam Chúc: là khu vực có các công trình hỗ trợ phục vụ cho các hoạt động viếng thăm quan và lễ phật của du khách thập phương khi tới thăm quan chùa Tam Chúc. Khu vực này bao gồm hệ thống các nhà hàng, khách xá Tam Chúc, chợ quê Tam Chúc, các khu vực thiền định, và các dịch vụ bổ trợ khác phục vụ cho quý khách như: thuyền kayak, đạp xe địa hình, café An Lạc…
4. Khu Bảo tồn thiên nhiên: Đây là khu vực tảo bồn thiên nhiên để bảo vệ cho các loài Voọc mông trắng, cò. Khu vực này bạn có thể chiêm ngưỡng khi sử dụng phương tiện di chuyển là thuyền vì khu bảo tồn này chủ yếu nằm trong khu vực lòng hồ Tam Chúc.
Có những tour nào thăm quan chùa Tam Chúc ?
Chùa Tam Chúc nằm trên con đường di sản dài 100 km của miền bắc Việt Nam, bao gồm: Chùa Vàng – Di sản Tràng An – Cố đô Hoa Lư – Chùa Bái Đính – Vân Long (Ninh Bình) – Chùa Đồng Tâm (Hòa Bình) – Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Chùa Hương Sơn – Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy bạn có thể lựa chọn kết hợp thăm quan Chùa Tam Chúc với rất nhiều điểm đến khác để khám phá trong hành trình du lịch của mình.
Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn có thể kết hợp thăm quan chùa Tam Chúc và các điểm thăm quan khác theo các tour sau:
Tour Chùa Tam Chúc – Địa tạng phi lai tự 1 ngày. Hiện tại tour này đang có giá trung bình bình khoảng: 550.000 đồng – 750.000 đồng/khách.
Tour Chùa Tam Chúc – Tràng An 1 ngày, giá trung bình khoảng từ 850.000 đồng – 1.050.000 đồng/khách.
Tour Chùa Tam Chúc – Tam Cốc 1 ngày, giá trung bình khoảng 850.00 đồng – 1.050.000 đồng/người.
Tour Chùa Tam Chúc – Chùa Hương 1 ngày, giá trung bình khoảng 950.000 đồng/khách.
Tour chùa Tam Chúc – Chùa Bà Đanh – Ngũ Động Thi Sơn 1 ngày.
Tour Chùa Tam Chúc – Vân Long 1 ngày.
Tour Tam Chúc – Thung Nham 1 ngày
Tour Tam Chúc – Đền Trần – Phủ Giày 1 ngày….
Ngoài ra nếu bạn có quỹ thời gian dài ngày hơn bạn có thể lựa chọn chương trình đi 2 ngày, kết hợp thăm quan Chùa Tam Chúc với một số điểm thăm quan khách tại các địa phương lân cận như Ninh Bình, Hà Nội, Nam Định.
Một số lịch trình tour đi Tam Chúc 2 ngày 1 đêm bạn có thể tham khảo thêm:
Tour Tam Chúc – Tam Cốc – Bái Đính – Tràng An 2 ngày 1 đêm
Tour Tam Chúc – Tràng An – Hoa Lư – Hang Múa – Tam Cốc 2 ngày 1 đêm.
Thông thường nếu để đi thăm quan hết toàn bộ quần thể chùa Tam Chúc bạn sẽ cần khoảng 2-3 ngày mới có thể khám phá hết tất các các điểm thăm quan. Tuy nhiên, nếu bạn có ít thời gian thì bạn vẫn có thể lựa chọn cho mình các điểm thăm quan chính để khám phá du lịch Tam Chúc 1 ngày.
Chi phí thăm quan chùa Tam Chúc trong ngày khoảng bao nhiêu ?
Chi phí thăm quan chùa Tam Chúc sẽ tùy thuộc vào địa điểm bạn xuất phát và các dịch vụ mà bạn dự kiến sẽ sử dụng, thông thường các chi phí để thực hiện 1 chuyến đi thăm quan chùa Tam Chúc bao gồm những chi phí cho các khoản sau:
- Chi phí cho phương tiện di chuyển: tùy địa điểm bạn xuất phát, bạn có thể lựa chọn cho mình các loại phương tiện di chuyển phù hợp như: xe khách, tàu hỏa, máy bay, xe máy…
- Vé gửi xe.
- Vé xe điện hoặc vé thuyền (nếu bạn muốn trải nghiệm thêm các dịch vụ hỗ trợ để thuận tiện hơn cho chuyến thăm quan tại khu du lịch).
- Chi phí ăn uống.
- Chi phí công đức (tùy tâm) để hỗ trợ công tác trung tu, tôn tạo chùa.
Thông thường nếu bạn đi từ Hà Nội tới thăm quan chùa Tam Chúc trong ngày chi phí sẽ mất trung bình khoảng 500.000 đồng – 1.300.000 đồng/người (tùy dịch vụ bạn lựa chọn)
Từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc bao nhiêu kilomet ?
Từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc bạn có thể di chuyển theo hướng quốc lộ 1A sẽ rơi vào khoảng 60km, nếu di chuyển bằng ô tô sẽ mất trung bình khoảng 1-1,5 tiếng.
Từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc bằng cách nào ?
Từ Hà Nội có 3 hướng để bạn đi đến chùa Tam Chúc:
Di chuyển bằng xe máy: Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A – quốc lộ 12A (Phủ Lý) – thị trấn Ba Sao.
Di chuyển bằng xe bus, xe khách: Bạn có thể đi xe khách, xe bus Hà Nội – Phủ Lý, tuyến 206. Các phương tiện này không đưa khách tới chùa Tam Chúc, do đó bạn phải đi tiếp bằng taxi hoặc xe ôm. Bạn có thể bắt xe ở Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm.
Di chuyển bằng xe Limousine đi chùa Tam Chúc: Với những tỉnh/ thành phố không có tuyến xe khách đến Hà Nam: Ở phía Bắc, bạn nên qua 1 trạm trung chuyển tại Hà Nội, từ Hà Nội xe khách lẫn limousine về Hà Nam rất nhiều. Ở các tỉnh phía Nam, nên mua vé máy bay đến sân bay Nội Bài rồi bắt đầu hành trình như trên.
Hiện nay để về Tam Chúc từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn phương tiện xe bus, hoặc xe ô tô khách về thẳng cổng KDL. Hiện tại, nhà xe Thời Đại đã khai thác tuyến xe đưa khách về thẳng KDL Tam Chúc.
Đi chùa Tam Chúc cần chuẩn bị những gì ?
Để có một chuyến du lịch Tam Chúc vui – khỏe – bổ ích và lý thú bạn cần chuẩn bị một số thứ sau:
Chuẩn bị tốt về sức khỏe và tinh thần để khám phá và chiêm bái lễ Phật tại đây. Do không gian toàn bộ khu du lịch này rất rộng với địa hình dốc, mặc dù có phương tiện hỗ trợ di chuyển tương đối nhiều nhưng bạn vẫn phải đi bộ nhiều để vào các điểm thăm quan.
Chuẩn bị về kinh tế, dự toán chi phí để chi tiêu hợp lý và chủ động trong quá trình đi tour.
Nên mang theo máy ảnh để lưu lại những cảnh đẹp nơi đây, nên mang theo ô dù, các loại kem chống nắng để bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân.
Chuẩn bị đồ lễ khi viếng chùa. Bạn có thể tham khảo cách sắm sửa một số loại lễ sau:
Lễ chay: Gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát.
Lễ chay: Gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát.
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp dâng lễ Thánh Mẫu bạn cũng có thể sắm thêm một số hàng mã để dâng cúng như: tiền, vàng, nón, hia…
Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
Tất cả các lễ trên đều có thể dâng cúng tại các Đền, Miếu, Phủ, Đình…không nhất thiết là các ban trong trong chùa. Tuy nhiên, phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật, các vị Tôn thần chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.
Cần lưu ý những gì khi thăm quan chùa Tam Chúc ?
Khi đi chùa Tam Chúc bạn cần lưu lý một số vấn đề sau đây:
Về trang phục: Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.
Cảnh chùa đẹp kiểu truyền thống nên các bạn nên chọn lựa quần áo sẫm màu, trang phục cổ trang, váy bánh bèo dài thì chụp sẽ đẹp hơn.
Không nên đi cao gót hoặc chỉ đi cao gót khi chụp hình thôi nhé, không là mất vui đó, đi bộ và leo bật thang khá nhiều, tốt nhất vẫn là giày thể thao or dép thấp.
Nếu bạn đi chùa Tam Chúc vào mùa hè và mùa đông bạn cần chuẩn bị kỹ trang phục. Mùa hè cần thêm mũ nón, áo chống nắng, chai nước cá nhân. Mùa Đông mặc ấm, nên có mũ, khăn, áo dày vì chùa Tam Chúc có hồ và khi lên núi cao nhiệt độ sẽ lạnh hơn ở đồng bằng.
Không nên đi cao gót hoặc chỉ đi cao gót khi chụp hình thôi nhé, không là mất vui đó, đi bộ và leo bật thang khá nhiều, tốt nhất vẫn là giày thể thao or dép thấp.
Nếu bạn đi chùa Tam Chúc vào mùa hè và mùa đông bạn cần chuẩn bị kỹ trang phục. Mùa hè cần thêm mũ nón, áo chống nắng, chai nước cá nhân. Mùa Đông mặc ấm, nên có mũ, khăn, áo dày vì chùa Tam Chúc có hồ và khi lên núi cao nhiệt độ sẽ lạnh hơn ở đồng bằng.
Về sức khỏe và tinh thần: Cần chuẩn bị sức khoẻ thật tốt và không nên đi cao gót vì phải đi bộ và leo nhiều. Nên chuẩn bị thêm mũ khẩu trang, Chùa đang trong quá trình xây dựng khá là bụi, có khẩu trang sẽ giúp bạn phòng chống các bệnh đường hô hấp và hạn chế việc lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.
Về cách dâng lễ cúng bái: Bạn cần đặt đúng các lễ ở các vị trí ban thờ, tránh nhầm lẫn giữa các lễ dâng thờ Phật với các vị thánh mẫu, thành hoàng...
Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi việc đang lễ cúng bái: Hiện nay nhà chùa có sử dụng hương vòng và một số loại hương to thắp cả ngyaf, vì vậy bạn nên hạn chế việc thắp thêm hương theo hướng dẫn của nhà chùa hoặc nếu có thắp thì cũng chỉ thắp ở ban chính, không thắp quá nhiều hương có thể ảnh hưởng đến mỹ quan và mất an toàn trong phòng chống cháy nổ.
Về việc công đức phục vụ hỗ trợ việc trùng tu, tôn tạo chùa: Nếu quý khách thành tâm muốn công đức vui lòng gửi tiền công đức vào các hòm công đức tại các vị trí được sắp đặt đón nhận trong chùa, chú ý không để tiền vào tay tượng Phật và hạn chế việc đặt tiền vào lễ dâng cúng để giữ thanh tịnh cho chùa và giữ nét đẹp văn hóa của nhà chùa.
Về mua sắm, ăn uống: Trong chùa có rất nhiều cây bán nước tự động và khu ẩm thực với giá cũng phải chăng nên mọi người cũng không cần chuẩn bị trước nhiều, vì nếu bạn chuẩn bị quá nhiều sẽ phải mang theo trên người mà cả quá trình bạn sẽ phải đi bộ và leo dốc nhiều sẽ rất mệt. Đi chùa cần sự thoải mái và thanh tịnh, tốt nhất chỉ nên mang theo những đồ gọn nhẹ nhất có thể đủ để đảm bảo duy trì sức khỏe trong quá trình di chuyển. Ngoài ra hệ thống nhà hàng ẩm thực trong chùa cũng tương đối nhiều có thể phục vụ quý khách ở nhiều điểm với giá cả tương đối hợp lý, bạn có thể xem xét và sắp xếp cho hợp lý để chuyến đi đỡ vất, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giữ tinh thần được thoải mái.
Về an ninh, trật tự: Chùa Tam Chúc với khuôn viên khá rộng, những ngày cao điểm sẽ có hàng ngàn người đến chiêm bái và lễ Phật, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho một số kẻ gian lẫn vào đoàn người có thể thực hiện các hành vi trộm cắp, vì vậy bạn nên hạn chế việc đeo quá nhiều trang sức quý giá, nên đặc biệt lưu ý giữ gìn đồ cá nhân cẩn thận để đề phòng trộm cắp nơi đông người.
Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi việc đang lễ cúng bái: Hiện nay nhà chùa có sử dụng hương vòng và một số loại hương to thắp cả ngyaf, vì vậy bạn nên hạn chế việc thắp thêm hương theo hướng dẫn của nhà chùa hoặc nếu có thắp thì cũng chỉ thắp ở ban chính, không thắp quá nhiều hương có thể ảnh hưởng đến mỹ quan và mất an toàn trong phòng chống cháy nổ.
Về việc công đức phục vụ hỗ trợ việc trùng tu, tôn tạo chùa: Nếu quý khách thành tâm muốn công đức vui lòng gửi tiền công đức vào các hòm công đức tại các vị trí được sắp đặt đón nhận trong chùa, chú ý không để tiền vào tay tượng Phật và hạn chế việc đặt tiền vào lễ dâng cúng để giữ thanh tịnh cho chùa và giữ nét đẹp văn hóa của nhà chùa.
Về mua sắm, ăn uống: Trong chùa có rất nhiều cây bán nước tự động và khu ẩm thực với giá cũng phải chăng nên mọi người cũng không cần chuẩn bị trước nhiều, vì nếu bạn chuẩn bị quá nhiều sẽ phải mang theo trên người mà cả quá trình bạn sẽ phải đi bộ và leo dốc nhiều sẽ rất mệt. Đi chùa cần sự thoải mái và thanh tịnh, tốt nhất chỉ nên mang theo những đồ gọn nhẹ nhất có thể đủ để đảm bảo duy trì sức khỏe trong quá trình di chuyển. Ngoài ra hệ thống nhà hàng ẩm thực trong chùa cũng tương đối nhiều có thể phục vụ quý khách ở nhiều điểm với giá cả tương đối hợp lý, bạn có thể xem xét và sắp xếp cho hợp lý để chuyến đi đỡ vất, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giữ tinh thần được thoải mái.
Về an ninh, trật tự: Chùa Tam Chúc với khuôn viên khá rộng, những ngày cao điểm sẽ có hàng ngàn người đến chiêm bái và lễ Phật, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho một số kẻ gian lẫn vào đoàn người có thể thực hiện các hành vi trộm cắp, vì vậy bạn nên hạn chế việc đeo quá nhiều trang sức quý giá, nên đặc biệt lưu ý giữ gìn đồ cá nhân cẩn thận để đề phòng trộm cắp nơi đông người.
Đi du lịch chùa Tam Chúc thời điểm nào là đẹp nhất ?
Chùa Tam Chúc mở cửa tất cả các ngày quanh năm, thông thường mỗi ngày chùa sẽ mở của và đón tiếp du khách thập phương tới thăm quan và lễ Phật tại đến 21h00, vì vậy bạn có thể tới chiêm bái lễ Phật cũng như du ngoạn cảnh quan tại chùa bất kỳ ngày nào trong năm.
Nếu bạn quá bận rồi với công việc ban ngày, bạn vẫn có thể ghé thăm và chiêm bái lễ phật vào buổi tối tại chùa để thả lỏng tâm hồn đồng thời bạn cũng thể chiêm ngưỡng khung cảnh lung linh và huyền ảo của chùa vào buổi tối khi toàn cảnh chùa lên đèn trông sẽ rất tuyệt. Ngoài ra nếu thăm quan chùa Tam Chúc buổi tối cũng là một điều khá thú vị giúp bạn tịnh tâm và tận hưởng không khí trong lành khác biệt hẳn ban ngày.
Thông thường nếu bạn xác định đi du lịch chùa Tam Chúc, bạn có thể 2 thời điểm sau để thăm quan là thích hợp nhất, đó là mùa xuân và mùa thu bởi lẽ đây là thời điểm có khí hậu mát mẻ và có nhiều hoạt động văn hóa lễ hội tại khu du lịch, đồng thời đây cũng là thời điểm cảnh quan thiên nhiên nơi đây đẹp nhất.
Nếu bạn là người yêu thích sự đông vui có thể lựa chọn các chuyến du lịch Tam Chúc vào đầu năm khoảng từ tháng 1 – tháng 3 là mùa lễ hội với vô số các hoạt động thú vị để bạn tham gia. Đây sẽ là thời điểm tốt để bạn lựa chọn cho mình chuyến tour du xuân Tam Chúc đầy ý nghĩa, ngoài việc chiêm bái lễ Phật, thưởng ngoạn cảnh quan sơn thủy hữu tình nơi đây bạn còn có cơ hội tham gia một số hoạt động văn hóa cộng đồng vào đúng dịp lễ hội tại đây. Tuy nhiên bạn cần lưu ý: mùa lễ hội lượng khách đổ về thăm quan và chiêm bái lễ Phật tại đây sẽ tăng cao, vì vậy sẽ có rất đông người đến đặc biệt là những ngày cuối tuần, vì vậy bạn có thể lựa chọn sắp xếp đi những ngày đầu tuần là thích hợp nhất để tránh tình trạng đông đúc xô bồ và quá tải trong việc cung ứng dịch vụ tại khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
Nếu bạn thích sự yên tĩnh, tránh thời điểm ồn ào và xô bồ bạn có thể lựa chọn đi du lịch Tam Chúc vào những thời điểm sau lễ hội (khoảng từ tháng 5 trở ra), đặc biệt nếu bạn đi vào thời điểm khoảng tháng 8 đến tháng 10 sẽ là thời điểm lý tưởng cho những ai yêu thích lễ phật và ngắm cảnh sen. Từ tháng 8 đến tháng 10 là thời điểm chính vụ của mùa sen, đây cũng là thời điểm thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất, khí hậu thời điểm này cũng khá dịu mát thuận tiện cho chuyến đi của bạn. Đây cũng là thời điểm cây cối đang ngả dần sang màu vàng, dù đi xe điện hay đi du thuyền ngắm hồ đều rất tuyệt.
Bạn cũng có thể lựa chọn những ngày lễ quan trọng của Phật giáo để đến chùa Tam Chúc vãn cảnh và chiêm bái lễ Phật.
Các ngày lễ quan trọng trong đạo Phật bạn có thể tham khảo bên dưới (tính theo ngày âm lịch):
Tháng 1:
1/1: Ngày vía Đức Di Lặc
15/1: Ngày Lễ Thượng Nguyên
Tháng 2:
8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia.
15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn.
19/2: Ngày vía Quan Thế Âm giáng sanh.
21/2: Ngày Vía Phổ Hiền giáng sanh.
Tháng 3:
6/3: Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả.
16/3: Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Tháng 4:
4/4: Ngày Vía Văn Thù Bồ Tát.
8/4: Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh (thống nhất lại ngày 15).
20/4: Ngày vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân.
23/4: Ngày vía Phổ Hiền Thành Đạo.
28/4: Ngày vía Dược Sư Đản Sanh.
Tháng 5:
13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng.
Tháng 6:
03/6: Ngày vía Hộ Pháp.
19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo.
Tháng 7:
13/7: Ngày vía Đại Thế Chí.
15/7: Lễ Vu Lan
30/7: Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát.
Tháng 8:
6/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông.
8/8: Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà.
Tháng 9:
19/9: Ngày vía Quan Thế Âm xuất gia.
29/9: Ngày vía Dược Sư thành đạo.
Tháng 10:
5/10: Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư.
8/10: Ngày Phóng sanh.
15/10: Ngày lễ Hạ Nguyên.
Tháng 11:
17/11: Ngày vía Phật A Di Đà.
Tháng 12:
8/12: Ngày vía Phật Thích Ca Thành Đạo.
Hiện nay khu du lịch Chùa Tam Chúc – Hà Nam vẫn đang tiếp tục được xây dựng, sẽ phát triển 6 khu chức năng bao gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao. Toàn bộ các công trình xây dựng dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2048.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết để bạn tham khảo trước khi tiến hành chuyến đi trải nghiệm khám phá và chiêm bái lễ Phật tại Chùa Tam Chúc. Có thể một số thông tin chưa được đầy đủ, trong thời gian tới mình sẽ bổ sung và cập nhật để mọi người có thể tham khảo thêm cho chính xác hơn.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ du lịch liên quan đến chùa Tam Chúc có thể liên hệ trực tiếp cho mình theo số máy: 0984247468 (có zalo) để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhé, các thông tin tư vấn hoàn toàn miễn phí nên bạn đừng ngại nhé.
Chúc các bạn sớm lựa chọn được cho mình một hành trình khám phá Tam Chúc đúng theo nhu cầu, an toàn – tiết kiệm – bổ ích và lý thú !
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH !
Tour Tam Chúc 1 ngày
Tour Tam Chúc – Tam Cốc – Bái Đính – Tràng An 2 ngày 1 đêm
Tour Tam Chúc – Tràng An – Hoa Lư – Hang Múa – Tam Cốc 2 ngày 1 đêm
Hotline tư vấn miễn phí 24/7:
0888.313.369
0984.247.468
0948.247.486
0984.247.468
0948.247.486
Email: dieuhanhdulich247@gmail.com