Tìm hiểu chợ xưa ở Thăng Long - Hà Nội
TÌM HIỂU CHỢ XƯA Ở THĂNG LONG
Nói đến đô thị, người ta hình dung ra cảnh mua bán tấp nập với những chợ búa đông đúc (Búa tức là Bộ, Bộ Đầu, một tên cổ Há hoá có nghĩa là Bến. Chợ xưa ở Thăng Long - Hà Nội gần bến sông nên có từ ghép là Búa - Chợ Búa).
Chỉ tính riêng nội thành từ thế kỷ XVII - XVIII đã có vài chục chợ, trong số đó có vài chục chợ nổi tiếng đã từng đi vào văn học dân gian như:
“Buôn Mít chợ Đông, bán hồng chọ Tây
Bán Mây chợ Huyện, bán Quyến chợ Đào...”
Chợ Đông (tức chợ Cầu Đông, khu vực phố Ngõ Gạch, hàng Đường), chợ Tây (khu vực Bến xe Kim Mã), chợ Huyện (khu vực Nhà Thờ Lớn), chợ Đào (chính là phố Hàng Đào). Rồi đến các chợ Cửa Nam (Ngã tư Cửa Nam), chợ Đình Ngang (phố Đình Ngang), chợ Ông Nước (Ô Đống Mác), chợ Mới (phố Hàng Chiếu), chợ Đông Thành (Hàng Vải, Hàng Gà), chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền), chợ Yên Thái (chợ Bưởi). Đứng đầu các chợ này cả về địa thế lẫn tiếng tăm là chợ Đồng Xuân. Có câu:
“Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Kẻ buôn, người bán, xa gần thảnh thơi”.
Ngoài chợ, phố nghề còn có khá đông chợ lưu động, không tên (như chợ cóc ngày nay), đó là những người buôn bán hàng dong, vặt vãnh. Họ tụ họp bán hàng ưở tất cả mọi nơi có người qua lại. Người bán hàng không cần lều che, ghế ngồi. Hàng hoá để trong một vuông vải hay trong cái thúng, cái rổ, cái mẹt... thậm chí bày ngay trên mặt đất bụi bặm...
Chợ thường lập lên ở những nơi công cộng, ở các cửa ô, cửa thành, bến sông, bờ kênh... nơi thuận tiện cho giao thông đi lại, trao đổi buôn bán. thời gian họp chợ, văn bản chính thức của Nhà nước phong kiến ghi trong sách “Hồng Đức thiện chính thư” đã nêu ra nguyên tắc chợ họp xen kẽ và luân phiên định kỳ, tránh trùng nhau, nhưng không ghi rõ thời gian cách nhau giữa hai phiên chợ bao nhiêu ngày. Cuối thế kỷ XIX, mới có ý kiến cho rằng chợ ở Thăng Long, Hà Nội cứ 5 hoặc 6 ngày họp một phiên. Họp từ 7h sáng đến 2 hoặc 5h chiều. Các mặt hàng buôn bán ở chợ rất phong phú, hấp dẫn, giá rẻ như: Gạo, cá (cá tươi, cá mắm, cá khô), thịt lợn, thịt trâu, thịt bò (có cả thịt chó, thịt mèo...), rau tươi, quả chín, tơ lụa, trang sức, kim hoàn, đồ đồng, giày dép, đồ sứ, quần áo, cày cuốc, các loại hàng vải vóc thông dụng mà người dân quen gọi là hàng tấm, các loại thuốc chữa bệnh thông dụng (thuốc nam, thuốc bắc), giấy viết các loại... Những mặt hàng này đều do làng, xã quanh thành trồng cấy, sản xuất đem vào thành đổi chác, bán mua. Trong số này, gạo tẻ nhiều nhất, không những đủ cung cấp cho Hà Nội mà còn có khả năng bán cho nhiều nơi trong vùng...
Phương thức thanh toán là trả tiền kim loại do Nhà nước đúc bằng đồng và kẽm, buộc thành từng chuỗi. Tiền kim loại là thứ tiền cồng kềnh, nặng nề nên những món hàng có giá trị, người ta thường thống nhất thanh toán bằng bạc nén. Tỷ lệ quy đổi bạc nén ra tiền kim loại do Nhà nước quy định (năm 1834 sách cũ ghi là: 10 lạng bạc ăn 46 quan tiền). Nhà nước cũng tổ chức bộ phận giám sát bạc giả, bạc thật, tỷ lệ thống nhất làm cho giá bạc ở vào thời điểm nào cũng công bằng, kẻ muốn lợi dụng cũng khó.
Chợ ở nông thôn đặt dưới quyền kiểm soát của địa phương nơi đặt chợ. ở nội thành, thuộc quyền quản lý của Nhà nước.
Nhằm bảo đảm an ninh, trật tự cho chợ búa, luật pháp Nhà nước ngăn cấm việc người trông coi chợ và dân buôn bán làm sai quy định: buôn gian bán lận, nhũng nhiễu, đầu cơ tích trữ... Người làm sai (kể cả viên chức Nhà nước) đều bị trừng trị nghiêm khắc từ đánh trượng, bêu danh ở chợ, phạt tiền, nghiêm trọng hơn có thể bị xử tội theo luật hình sự...
Các chợ ở Thăng Long, Hà Nội, từ lâu đều phải nộp thuế, nhưng không theo thể lệ, sắc thuế thống nhất, thường là tuỳ địa phương nơi họp chợ tổ chức thu hằng ngày...
(Nguồn: sưu tầm)
Hình ảnh một số chợ xưa ở Thăng Long
(Chợ Thăng Long xưa)
(Chợ Đồng Xuân xưa)
(Chợ Cầu Giấy xưa)
(Chợ Cửa Nam xưa)
(Chợ Bưởi xưa)
(Chợ cửa ô Hà Thành xưa)
(Chợ tự phát đồ cổ Hà Nội xưa)
(Chợ Thăng Long xưa)
(Chợ Đồng Xuân xưa)
(Chợ Cầu Giấy xưa)
(Chợ Cửa Nam xưa)
(Chợ Bưởi xưa)
(Chợ cửa ô Hà Thành xưa)
(Chợ tự phát đồ cổ Hà Nội xưa)
Hotline tư vấn miễn phí 24/7:
0888.313.369
0984.247.468
0948.247.486
0984.247.468
0948.247.486
Email: dieuhanhdulich247@gmail.com