Du lịch Huế - phần 2
TÌM HIỂU HỆ THỐNG DI TÍCH VÀ VĂN HÓA HUẾ - phần 2
Hoàng Thành
Thưa các cô chú anh chị, vòn thành thứ 2 của cố đô Huế mà chúng ta sẽ tới tham quan trong ngày hôm nay đó chính là Hoàng thành.
Nếu như hầu hết các công trình kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long đều đang nằm dưới lòng đất thì đa số các cổ tích của Hoàng thành Huế đều đang nằm lộ thiên và còn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn.
Kin thành Huế có đến 3 vòng thành, ngoài lớn trong nhỏ, là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành với 3 chức năng riêng. Tuy nhiên cả 3 vòng thành ấy đều có một chức năng chung đó là phòng thủ và bảo vệ cho các sinh hoạt của triều đình và gia đình nhà vua.
Riêng Hoàng thành và Tử Cấm thành, trong hơn nửa thế kỷ qua, đã được nhiều sách báo gọi chung là Đại Nội. Địa danh Đại Nội theo cách hiểu này đang ngày càng trở nên phổ biến ở Huế.
Hoàng thành là nơi tập trung nhất của bộ máy hành chính trung ương, cho nên diện mạo các tòa cung điện phải huy hoàng tráng lệ và cần được bảo vệ cẩn mật. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao ở đây cũng có thành trong hào ngoài.
Hoàng thành được xây dựng 1 năm trước khi thi công Kinh Thành. Vào mùa hè năm 1804, vua Gia Long đã giao cho các đại thần Nguyễn Văn Trương, Lê Văn Chất, Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt đứng ra điều khiển công việc xây dựng vòng thành bao bọc chung quanh và một số cung điện cũng như miếu thờ tổ tiên của nhà vua ở trong đó.
Mặt bằng Hoàng thành hình chữ nhật với diện tích khoảng 37,5 ha. Toàn bộ tổng thể kiến trúc này quay mặt về phía Nam. Mặt nam và mặt bắc của vòn thành này đều dài 662m. Mặt đông và mặt tây 604m. Mũ thành làm theo dạng hình thang cân. Giữa mỗi mặt thành có một pháo đài xây nho ra ngoài, bên trên dựng “phương gia” (nhà vuông) để binh sĩ túc trực canh gác. Ở phía trong mỗi góc thành có một hệ thống bậc thềm để binh lính bước lên trên “lộ đài” mà quan sát tình hình an ninh ở ngoài thành.
Ngoài thành là một hệ thống hào nước bao bọc, mang tên Hồ Ngoại Kim Thủy. Có một chi tiết đáng quan tâm là trong khi hào ở 3 mặt băc, dông và tây của Hoàng thành đã được đào vào năm 1804 dưới thời Gia Long, thì hào ở mặt nam mãi đến năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng mới được hình thành. Lý do là vì vào thời điểm này, nhà vua cho chỉnh trang khu vực ấy để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng Ngọ Môn vào năm sau (1833). Hệ thống hào này rộng 16m, sâu 4m, mực nước cao khoảng 1m. ngày xưa, hễ đến độ hè thu là sen nở đầy mặt nước. Hai bờ hào được xây kè bằng “sơn thạch” (đá núi). Trên mỗi bờ kè có lan can xây cao 88cm. có 10 chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào để thông thương trong ngoài. Giữa chân thành và bờ trong của hào là mọt dải đất rộng 13m chạy suốt quanh thành.
Mỗi mặt thành chỉ trổ một cửa để ra vào: Ngọ Môn (ở mặt nam, dành cho vua đi), cửa Hòa Bình (ở mặt bắc), cửa Hiển Nhân (mặt đông) và cửa Chương Đức (ở mặt tây, dành cho phái nữ trong nội cung ra vào).
Thưa các cô chú anh chị, trong thời vàng son của nó vào khoảng giữa thế kỷ XIX, ở phạm vi Hoàng thành có khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Đa số được xây dựng dưới thời Gia Long và Minh Mạng theo phong cách và bằng vật liệu truyền thống. nhưng, một số cung điện ở đây đã biến động: thêm bớt, di dời, thay đổi qua các giai đoạn lịch sử của triều Nguyên. Đặc biệt, đến thời Khải Định và Bảo Đại, trong bối cảnh văn hóa Tây Phương thâm nhập mạnh vào Việt Nam, không ít công trình kiến trúc ở Hoàng Thành đã chịu ảnh hưởng từ bên kia bán cầu, nhất là về vật liệu xây dựng: Bêtông cốt thép.
Căn cứ vào chức năng của các công trình kiến trúc, mặt bằng Hoàng thành Huế có thể chia ra thành các khu vực sau đây:
- Khu vực cử hành đại lễ của triều đình: từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa.
- Khu vực thờ phụng các vua chúa nhà Nguyễn: Thái Miếu, Triệu Miếu, Thế Miếu, Hưng Miếu, điện Phụng Tiên.
- Khu vực ăn ở của Hoàng Thái Hậu à Thái hoàng thái hậu: Cung Diên Thọ, cung Trường Sanh.
- Khu vực các xưởng chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp và nhà kho cất giữ đồ quý: Nội Vụ Phủ.
- Khu vực học tập của các hoàng tử và nơi vua nghe giảng giải kinh sách: vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn.
Mỗi khu vực có tường thành bao bọc và ngăn cách nhau.
Thưa các cô chú anh chị, xét về mặt văn hóa và mỹ thuật, Hoàng thành Huế có những đặc điểm độc đáo của nó. Chẳng hạn như ở đây có đến 5 ngôi miếu lớn dùng để thờ các vua chúa nhà Nguyễn, chứng tỏ hoàng tộc này rất trọng vọng tổ tiên của mình; hoặc các cung điện đều được làm theo kiểu nhà kép “trùng lương trùng thiềm” và được làm theo lối “nhất thi nhất họa”. Đây là những kiểu cách kiến trúc và trang trí chưa hề thấy trước đó tại Việt Nam và các nước khác, kể cả Trung Hoa.
Một điều đặc biệt của Hoàng thành Huế là nếu so sánh Cố đô Huế với Cố cung Trung Quốc ta thấy tuy Cố cung của Trung Quốc rất rộng lớn và bề thế nhưng cảnh quan nơi đây lại không thể đẹp bằng so với Đại Nội Huế. Mặt khác một điểm đặc biệt khác của Đại Nội Huế so với các thành quách khác đó là thường thì các thành quách và cung điện được xây dựng cân đối trên tổng thể mặt bằng nhưng riêng phần Đại Nội Huế lại được xây dựng nằm ở 1/3 diện tích hướng về phía nam. Sở dĩ Đại Nội được xây dựng như vậy vì trong khu vực Đại Nội này có một khu vực địa chất không ổn định cho nên các công trình sư đã vận dụng đưa dịch chuyển các công trình xây dựng lên phía trước để tránh khu vực đất lún.
Hiện nay một số công trình kiến trúc ở Hoàng thành Huế đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá. Chúng đang được trung tu dần dần. và hy vọng trong một thời gian không xa nữa chúng ta có thể thấy được toàn bộ diện mạo của Đại Nội thời xưa khi nó được trùng tu và phục dựng lại.
Ngọ Môn
Bây giờ xin mời các cô chú anh chị đến với điểm tham quan đầu tiên của khu vực Đại Nội, đó chính là Ngọ Môn.
Ngọ Môn nằm tọa lạc ngay chính giữa mặt tiền của Hoàng thành, Ngọ Môn nằm trên trục chính chạy theo hướng tý – ngọ (bắc- nam) của kinh đô Huế nói chung và của hệ thống Hoàng cung nói riêng. Mặc dù trục chính của Kinh đô Huế đã được các nhà kiến trúc đầu triều Nguyễn day qua hướng càn – tốn (tây bắc – đông nam) để phù hợp với các thực thể địa lý tại miền núi Ngự sông Hương dùng làm các yếu tố phong thủy cho tổng thể kiến trúc Kinh đô, nhưng hướng chính của nó vẫn phải được gọi theo nguyên tắc là hướng “ngọ” (phía nam). Do đó, cửa chính của Hoàng thành được đặt tên là Ngọ Môn (nghĩa đen là cửa nam). Khi xây dựng Hoàng thành Huế vào năm 1804, triều đình Gia Long đã hình thành tại đây một tổ hợp kiến trúc: Nam khuyết Đài (ở dưới) và Càn Nguyên Điện (ở trên). Chữ “Nam” trong địa Nam Khuyết Đài cũng đã nói lên ý nghĩa của chữ “Ngọ” trong địa danh Ngọ Môn như vừa được giải thích ở trên.
Vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và nâng cấp tổng thể kiến trúc Hoàng cung, cả Nam Khuyết Đài và Càn Nguyên Điện đều bị triệt giải để xây dựng Ngọ Môn như chúng ta đang thấy hiện nay. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt qunh năm, chỉ mở trong những dịp nhà vua tiêp kiến các phái bộ ngoại quốc quan trọng trong Hoàng cung.
Tuy nhiên, ở Ngọ Môn không chỉ là một cái cổng, mà nó là một tổ hợp kiến trúc kha phức tạp, gồm 2 phần chính là nền đài ở dưới và lầu Ngũ Phụng ở trên.
Nền đài: cao gần 5m, nền đài có dạng mặt bằng hình chữ U vuông góc: đáy dài 57,77m, cánh dài 27,06m. Ở phần giữa của nền đài trổ ra 3 lối đi song song: Ngọ Môn (dành cho vua đi), Tả Giáp môn và Hữu Giáp môn (dành cho quan văn võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo). Ở trong lòng mỗi cánh chữ U còn trổ một lối đi như đường hầm chạy từ trong ra ngoài, rồi bẻ thẳng góc vào phía đường Dũng đạo (đường lát đá Thanh dành cho vua đi). Hai lối đi này được gọi là Tả Địch Môn và Hữu Địch Môn (dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu trong đoàn Ngự đạo ra vào). Ở phần trên của 5 lối đi đều xây cuốn thành vòm cao, nhưng riêng tại hai đầu của 3 lối đi ở giữa thì các nhà thiết kế kiến trúc thời Minh Mạng lại gác thêm những hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau để gia cố cho sự chịu lực đối với sức nặng to lớn của lầu Ngũ Phụng nằm trên nền đài. Họ đã tỏ ra rất thành thạo trong việc tính toán tải trọng và sức bền của vật liẹu xây dựng.
Bây giờ xin mời các cô chú anh chị chúng ta di vào phía trong và lên phí trên làu Ngũ Phụng của Ngọ Môn.
Như các cô chú anh chị đã thấy, để lên lầu Ngũ Phụng chúng ta phải đi trên nền đài bằng 2 hệ thống bậc thềm xây ở 2 bên phía sau nền đài, nằm lộ thiên nhưng kín đáo. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (lan can) được trang trí bằng những kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men nhiều màu khác nhau.
Lầu Ngũ Phụng có tầng, làm bằng gỗ lim, gồm 9 bộ mái. Bộ mái ở giữa là lớn nhất, lợp bằng ngói Hoàng lưu ly, vì dưới không gian dưới đó là nơi dành cho vua ngồi trong các dịp lễ được tổ chức tại khu vực này. Còn 8 bộ mái ở hai bên thì nhỏ hơn với các kích cỡ khác nhau và đều lợp ngói thanh lưu ly, đây là vị trí cảu các quan tham dự. lầu dựng ở một nền cao 1,14m xây trên nền đài. Tòa nhà lầu có 100 cây cột chẵn, trong đố có 48 cột ăn suốt cả 2 tầng. Mái tầng dưới đơn giản, nối liền nhau chạy quanh một vòng khắp các phía để che mưa nắng cho hệ thống hồi lang của tầng này. Quanh các phía đều để trống, chỉ trừ ở tòa nhà chính là có hệ thống cửa kính ở mặt trước, dựng đố bản ở 2 bên và mặt sau chỗ thiết Ngự tọa. Còn ở tầng trên thì mặt nước nhà giữa dựng cửa gỗ, chung quanh nong ván, nhưng trổ nhiều cửa sổ với những dạng khác nhau: hình tròn, hình vuông, hình cái quạt, hình cái khánh.
Sở dĩ tổng thể kiến trúc Ngọ Môn được xây dựng trên mặt bằng hình chữ U, và lầu Ngũ Phụng chia ra thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nằm nhấp nhô trông vui mắt như thế là vì để tránh đi sự nặng nề của một công trình kiến trúc hình khối tương đối lớn. Mặc dù nền đài được xây dựng bừng những loại vật liệu kiên cố như đá Thanh, gạch vồ, đồng thau, nhưng nhờ sự tạo dáng khéo léo và mêmh mại cũng như hình thức trang trí rất thanh nhã, kể cả những ô hộc bằng pháp lam được bố trí theo lối nhất thi nhất họa trên lầu Ngũ Phụng, cho nên, tổng thể kiến trúc trông vẫn nhẹ nhàng và thanh tú.
Căn cứ theo số đo của các kích thước mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt, cố họa sĩ Phạm Đăng Trí đã chứng minh rằng tổng thể cũng như từng bộ phận của kiến trúc Ngọ Môn đều đã được thiết lập theo tỷ lệ vàng của nền mỹ học Tây phương; mặc dù các nhà kiến trúc thời Minh Mạng chỉ làm theo mỹ cảm trực giác của mình.
Từ xa xưa ca dao Huế có câu:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Cột cờ ba cấp, Phu Văn Lâu hai tầng
Riêng ở Ngọ Môn, những con số trong nền triết lý Đông Phương đã được thể hiện rất rõ, chẳng hạn như 5 lối trổ đi xuyên qua nền đài (năm cửa) tượng trưng cho Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ); 9 bộ mái trên lầu Ngũ Phụng (chín lầu) tượng trưng cho con số lẻ cao nhất trong hàng đơn vị, ứng với mạng thiên tử; 100 cây cột chẵn của tòa nhà lầu tượng trưng cho hai con số 55 của Hà đồ và 45 của Lạc thư trong kinh dịch cộng lại, v.v… Quả thật trong các công trình kiến trúc cổ, người xưa đã gửi gắm vào đó những ẩn số, ẩn ngữ, ẩn ý rất sâu sắc và khó phát hiện.
Về mặt thẩm mỹ, sự để trống chung quanh tầng dưới của 8 nóc lầu hai bên làm lộ rõ các hàng cột thon nhỏ ở lầu Ngũ Phụng, gây cho người xem một hình ảnh thanh thoát, một cảm giác dễ chịu.
Tổng thể Ngọ Môn tuy tương đối đồ sộ bởi sự xây đặc của cái nền đài hình khối, nhưng nhìn từ xa vẫn trông giống như một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, và khi tiếp cận mới thấy các tác giả của nó đã tỏ ra rất cao tay nghề trong việc thiết kế, xây dựng và trang trí, cho nên, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn đáng yêu, rất phù hợp với bối cảnh thiên nhiên xứ Huế và gần gũi với tâm hồn Việt Nam. Đẹp nhất là khi nhìn thấy nó in bóng xuống mặt hồ Thái Dịch.
Điện Thái Hòa
Đoàn ta vừa tham quan xong Ngọ Môn, bây giờ xin mời doàn ta đi xuống và vào tham quan một điểm tham quan tiếp theo trong khu Đại Nội Huế đó chính là Điện Thái Hòa.
Thưa các cô chú anh chị trước mặt chúng ta bây giờ đang đứng chính là Cầu trung Đạo. Cầu trung Đạo được bắc qua hồ Thái Dịch nằm giữa Ngọ Môn và điện Thái Hòa ở Hoàng Thành Huế. Các công trình kiến trúc ở khu vực này đều đã được tái quy hoạch và xây dựng vào năm 1833 thời vua Minh Mạng. Đây là bộ mặt quan trọng nhất của Hoàng cung. Lối đi qua cầu Trung Đạo ngày xưa chỉ dành cho vua và đoàn Ngự đạo cũng như các phái bộ ngoại giao cao cấp nhất. Còn ngày nay thì các du khách thường dùng lối đi này để vào thăm các cung điện.
Ở hai đầu cầu Trung Đạo có hai phường môn mang giá trị cao về văn hóa, nghệ thuật và kỹ thuật tạo tác. Mỗi trụ củ phường môn được kê trên chân đá tảng và trên chóp là đóa hoa sen. Phần thân trụ, nhất là hai trụ giữa được đúc nổi đề tài “long vân thủy ba” với hình rồng 5 móng (dành riêng cho vua) và mây cụm quấn chung quanh.
Tất cả các ngạch cửa đều được chia thành các ô hộc rang trí các đồ án hoa lá và bát bửu. Các hình ảnh trang trí được thể hiện ở đây như: mặt trời, mặt trăng, đài mây, hoa sen, ô hộc… đều được thể hiện bằng pháp lam, loại vật liệu cao cấp được chế tạo bằng cốt đồng, tráng những lớp men nhiều màu và nung ở nhiệt độ rất cao. Ở cả hai mặt của ô nằm giữa mỗi phường môn, đều có đúc nổi 4 chữ Hán. Ở ngạch cửa của phường môn đầu cầu phía nam, bên trong đề 4 chữ “Cư nhân do nghĩa”, bên ngoài đề 4 chữ “Chính trực đãng bình”. Ở ngạch cửa của phường môn đầu cầu phía bắc, bên trong đề 4 chữ “Trung hòa vị dục”, bên ngoài đề 4 chữ “Cao minh du cửu”. Theo các tư liệu viết và một số ảnh chụp từ ngày xưa để lại thì các văn tự chữ Hán ở đây là như vậy.
Nhưng, trong một lần trùng tu nào đó vào khoảng từ thời Bảo Đại đến năm 1975, một trong bốn dòng chữ Hán ấy đã bị thay đổi. Cụ thể là 4 chữ “Cao minh du cửu” đã được cải chế thành 4 chữ “Chính đại quang minh”.
Ngoài ra, trong một làn tu sửa vào khoảng trước năm 1900 dưới thời vua Thành Thái, hai hình tròn mặt trời và mặt trăng (tượng trưng cho âm dương) đặt trên hai đài mây gắn liền bên trên mỗi ngạch cửa nằm giữa hai trụ chính đã bị giảm thiếu, chỉ còn hình mặt trời nằm ở giữa tỏa các tia sáng ra chung quanh mà thôi.
Trong lần phục hồi trang trí bằng pháp lam trên hai phường môn ấy vào năm 2006, 4 chữ Hán “Chính đại quang minh” đã được thay thế lại bằng 4 chữ “Cao minh du cửu” như xưa. Nhưng hình ảnh “Nhật nguyệt luân” thì vẫn chưa được phục hồi như nguyên gốc thời Minh Mạng.
Thưa các cô chú anh chị bước qua cây cầu Trung Đạo này chúng ta sẽ đến với điện Thái Hòa – nơi đặt ngai vàng của các vua nhà Nguyễn.
Điện Thái Hòa được xây dựng cách đây 2 thế kỷ, tọa lạc tại mộtvị trí trung tâm của hệ thống kiến trúc Hoàng cung Huế. So với các cung điện khác ở cố đô triều Nguyễn, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất xét về nhiều phương diện, đặc biệt là giá trị nghệ thuật.
Vào đầu thế kỷ XIX, khi quy hoạch mặt bằng kiến trúc cung đình tại miền núi Ngự sông Hương, các tác giả của nó đã giao cho tòa nhà này giữ một chức năng thiêng liêng nhất: chỗ đặt ngai vàng. Đây là nơi từng chứng kiến bao nỗi thăng trầm của triều đại nhà Nguyễn qua 13 vị vua từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong thời kỳ lịch sử ấy, có khi chiếc ngai vàng đã trở nên đẫm máu do sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ hoàng tộc và triều đình, và chính đây cũng là nơi chứng kiến bao nỗi vinh quang và tủi nhục của cả đất nước…
Điện Thái Hòa và sân chầu rộng lớn trước mặt nó là nơi tổ chức những lễ hội triều quan trọng nhất, hoặc thường kỳ mỗi tháng 2 lần (ngày mồng 1 và ngày rằm) hoặc bất thường kỳ (như lễ đăng quang, lễ đón tiếp các sứ bộ ngoại giao, v.v…). Trong các buổi lễ ấy, vua ngự trên ngai vàng, trong điện chỉ có một số hoàng thân đứng chầu hai bên ngự tọa, còn hàng trăm quan lại thuộc bá tánh đều phỉ sắp hàng ngoài sân theo thứ tự phẩm trật được ghi ở những tấm bia đá nhỏ (gọi là “phẩm sơn”) cắm hai bên sân và theo nguyên tắc tả văn hữu võ.
Nhìn chung thì ngôi điện này đã được trùng tu qua nhiều lần nhưng có thể chia làm 3 giai đoạn chính tạm gọi là thời Gia Long, thời Minh Mạng và thời Khải Định. Trong mỗi giai đoạn đều có một số thay đổi, cải tiến về kiến trúc và trang trí.
Thời Gia Long (1802 – 1819): điện Thái Hòa đã được xây dựng từ tháng 2 đến tháng 10 – 1805. Vua Gia Long đã cho tổ chức lễ đăng quang chính thức của mình ở đây vào năm 1806. bấy giờ, ngôi điện tọa lạc tại vị trí Đại Cung Môn (cửa chính của Tử Cấm Thành) nằm cách điện Thái Hòa hiện nay khoảng 50m về phía bắc, cũng ở trên trục chính của hệ thống hoàng cung.
Sang thời Minh Mạng (1820 – 1840): vào năm 1833, khi nâng cấp một loạt các công trình kiến trúc ở Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, vua Minh Mạng đã cho “dời điện Thái Hòa hơi dé về phía nam, đồ sộ và rộng lớn”. Nghĩa là khi cho dời điện Thái Hòa từ địa điểm cũ đến địa chỉ mới, vua Minh Mạng đã cho nâng cấp quy mô của ngôi điện thành ra “đồ sộ và rộng lớn” hơn trước.
Đến thời Thành Thái (1889 – 1907), vào năm 1891, nhà vua cho trùng tu ngôi điện, rồi vào năm 1899, nền điện được lát gạch hoa thay thế gạch Bát Tràng tráng men trước đó.
Thời Khải Định (1916 – 1925): năm 1923, vua Khải Định cho “đại gia trùng kiến” điện Thái Hòa để chuẩn bị cho cuộc lễ “Tứ tuần Đại khánh tiết” (mừng vua tròn 40 tuổi) cử hành vòa năm sau, 1924. Trong đợt tu sửa lớn lần này, có một số bộ phận kiến trúc của ngôi điện được thay đổi và làm mới. Một là lắp ráp thêm hai dãy cửa kính ở mặt trước và mặt sau của ngôi điện. Trước đó chỉ treo sáo để che mà thôi. Hai là, trổ cửa sổ hình tròn lớn, giữa gắn chữ “thọ” ở mảng tường gạch chịu lực tại hai bên mặt tiền hai chái của ngôi điện. ba là, làm mới cái bửu tán bằng pháp lam và các lớp diềm bằng gỗ chạm lộng thếp vàng, thay cho cái bửu tán cũ làm bằng nỉ thêu. Bốn là, tất cả các bộ phận bằng gỗ ở nội thất đều được sơn son thếp vàng lại…
Dưới thời Bảo Đại (1926 – 1945), điện Thái Hòa cũng được trùng tu và trong nửa thế kỷ vừa qua, ngôi điện và sân vườn chung quanh được tu bổ, tôn tạo vào các năm 1960, 1970, 1973, 1981, 1985, 1992…
Mặc dù điện Thái Hòa đã được sửa sang rất nhiều lần, nhưng cái cốt cách cơ bản của nó, nhất là kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật vẫn được bảo lưu.
Điện Thái Hòa là một trong những tòa cung điện được xây dựng tương đối sớm ở Kinh đô Huế. Nó mang phong cách kiến trúc chung của cung điện triều Nguyễn. Cái “thức kiến trúc” mới ở đây được gọi là “trùng lương trùng thiềm”, khác với cấu trúc của đình chùa miếu vũ ở miền bắc trước đó… Cả hai bộ mái của nhà trước và nhà sau đều lợp ngói ống tráng men hoàng lưu li. Trên các bờ nóc và bờ quyết trang trí rất nhiều hình rồng. Các con rồng ở đây đều có 5 móng, tượng trưng cho vua. Có thể nói đây là thế giới dành cho rồng bay lượn. Về trang trí cũng như kiến trúc ở điện Thái Hòa, ngoài còn số 5, còn có một con số đáng chú ý khác là số 9 và 5 xuất phát từ thiên “Hồng phạm Cửu trù” trong Kinh thư và hào “Cửu ngũ” thuộc quẻ Càn trong Kinh dịch. Đại để là nói về vương đạo trong việc trị quốc an dân.
Ngoài ra, ở nơi đây còn được trang trí theo lối kiến trúc “nhất thi nhất họa” với các ô hộc là một trong những nét độc đáo của kiến trúc Huế thế kỷ XIX, không hề thấy có ở kiến trúc ngoài Bắc cũng như kiến trúc bên Trung Quốc.
Chung quanh điện Thái Hòa là cả một hệ thống sân vườn rộng lớn bao la từ Thái Miếu đến Thế Miếu, và từ hồ Thái Dịch, cầu Trung Đạo đến Đại Cung Môn của Tử Cấm Thành. Không gian ngoại cảnh này làm tăng thêm vẻ bề thế, dáng đường bệ và tính hoành tráng của công trình kiến trúc.
Nếu các cô chú anh chị đứng ở trên điện này với độ cao 2,40m với nhiều tầng cấp các cô chú anh chị có thể thấy điện Thái Hòa chế ngự cả một khu vực rộng rãi quang đãng nhất so với các khu vực cung điện khác trong Hoàng thành và Tử Cấm Thành.
Thưa các cô chú anh chị, điện Thái Hòa là tòa cung điện rộng lớn, uy nghi và huy hoàng tráng lệ nhất trong số các cung điện nhà Nguyễn còn được bảo tồn tại Huế, cũng như ở Việt Nam bởi những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật vốn có của mình.
Thế Miếu
Tạm rời xa điện Thái Hòa, bây giờ xin mời các cô chú anh chị đến với một công trình kiến trúc khác cũng nằm trong khuôn viên của khu vực Đại Nội trong lộ trình tham quan ngày hôm nay của đoàn ta, đó chính là Thế Miếu.
Thế Miếu nằm ở góc tây nam của Hoàng thành. Ở địa điểm Thế Miếu tọa lạc ngày nay, vào năm 1804, vua Gia Long đã cho xây dựng miếu Hoàng Khảo để thờ thân phụ của mình là Nguyễn Phúc Luân. Đến năm 1821, sau khi vua Gia Long thăng hà, vua Minh Mạng cho dời miếu Hoàng Khảo lùi về phía sau khoảng 50m và đổi tên thành Hưng Miếu, còn vị trí ấy được dùng để xây dựng Thế Miếu.
Khi xây dựng Thế Miếu vào những năm 1821 – 1822, cũng như khi đúc Cửu đỉnh sau đó khoảng 15 năm, vua Minh Mạng đã nhắm đến một mục đích rất rõ ràng là để thờ phụng vua Gia Long và những vị vua kế nghiệp. Nhưng mãi đến cuối thời Pháp thuộc (1954), tại Thế Miếu chỉ thờ 7 vua, mỗi vua ở một gian (còn những gian kia thì để trống). bảy gian thờ được thiết trí theo nguyên tắc “Tả chiêu hữu mục” (nhìn từ trong ra):
Gian Chánh trung: thờ vua Gia Long (1802 – 1819). Nguyễn Ánh, làm vua được 18 năm.
Gian Tả nhất: thờ vua Minh Mạng (1820 – 1840).Ông là vị vua giỏi nhẩt triều Nguyễn, làm vua được 20 năm đưa đất nước này cường thịnh nhất của chế độ phong kiến, công lớn nhất là mở mang bờ cõi. Đổi tên là nước Việt Nam để ngang hàng với Đại Phong ở bên Trung Quốc. Tên Đại Nam kéo dài đến 1945. Dù vua Minh Mạng có lắm vợ, nhiều con, vua Minh Mạng có khoảng 400 - 500 bà vợ và có 142 người con: có 78 Hoàng Nam và 68 Hoàng Nữ.
Với số lượng vợ và con lớn như vậy nhưng vua Minh Mạng xử phạt rất nghiêm minh, 20 năm làm vua không thiên vị một ai cả kể cả vợ, con, anh em. Ông tập trung quyền hành vào trong tay để đưa đất nước cường thịnh nhất.
Gian Hữu nhất: thờ vua Thiệu Trị (1841 – 1847).là vị vua thứ 3 của Triều Nguyễn, vua Thiệu Trị là con vua Minh Mạng, chỉ làm vua 7 năm rồi qua đời, 7 năm làm vua chỉ thừa hưởng những gì vua cha để lại, công lớn nhất của nhà vua là nhà thơ để lại cho đời nhiều bài thơ hay và xây dựng chùa chiền (Chùa Thiên Mụ).
Gian tả nhị: thờ vua Tự Đức (1848 – 1883). Tự Đức là vị vua có thời gian làm vua lâu nhất, 36 năm làm vua nhưng khi ta nhìn vào ảnh thì ánh mắt vua rất buồn, 36 năm làm vua nhưng ôm 3 nổi buồn khá lớn: Nổi buồn thứ 1: là lắm vợ nhưng không có con; Nổi buồn thứ 2: là lên ngôi mà huynh đệ tương tàn; Nổi buồn thứ 3: đất nước bị Pháp xâm lược chưa tìm ra kế sách để chống Pháp.
Gian hữu nhị: thờ vua Kiến Phúc (1884).cũng là con vua Tự Đức, nhưng vua Kiến Phúc chỉ làm vua 8 tháng rồi bị bệnh đậu mùa sau đó qua đời, 8 tháng làm vua chưa làm gì được cho quê hương đất nước.
Gian tả tam: thờ vua Đồng Khánh (1886 – 1888). Đồng Khánh là con nuôi vua Tự Đức, vua Tự Đức không có con nên nhận cháu gọi mình là Bác ruột làm con nuôi, vua Đồng Khánh lên làm vua được 3 năm thì mất, hưởng dương 25 tuổi và đây cũng là vị vua bù nhìn đầu tiên chấp nhận làm bù nhìn cho Pháp.
Gian hữu tam: thờ vua Khải Định (1816 – 1925).là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, là con của vua Đồng Khánh. Đây là vị vua đầu tiên bước chân sang đất Pháp. Là vị vua bước chân sang đất Pháp giống như một người nông dân Việt Nam choáng ngợp trước sự phát triển của tư bản phương Tây vì vậy khi vua Khải Định về nước, vua có quan điểm rất lai Tây. Người ta nói ràng vua thường mặt comlê bên trong, ngoài khoác áo hoàng bào, ngực thì đeo huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, uống rượu Bordo, sức nước hoa của Pháp và có lối sống rất chân diện chính vì vậy nhà văn xây lăng rất khác với các lăng khác chỉ làm vua được 9 năm nhưng xây cho mình ngôi lăng mất 11 năm mới hoàn thành với nghệ thuật ghép sành sứ rất đặc sắc.
Còn các vua Dục Đức (làm vua 3 ngày), Hiệp Hòa (làm vua 4 tháng), Hàm Nghi (1885), Thành Thái (1889 – 1907) và Duy Tân (1907 – 1916), vì bị Nam triều và chính quyền Bảo hộ liệt vào hàng “phế đế” hoặc “xuất đế”, nên không được thờ ở đây. Đến khoảng năm 1958, bà con Nguyễn Phước tộc và chính quyền địa phương xét thấy 3 vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân là những vị vua yêu nước có tinh thần chống Pháp, nên đã tổ chức một cách trọng thể cuộc lễ cung nghinh long vị của 3 vị vua này từ trong nhà thờ riêng của con cháu họ đến thờ ở Thế Miếu. Từ đó, tại Thế Miếu mới có 10 vị vua được thờ như chúng ta đang thấy hiện nay.
Thưa các cô chú anh chị, Thế Miếu là khu vực có mặt bằng xây dựng khá lớn: khoảng 1.500m2 với chiều dài 54,60m và bề rộng 27,70m. Đây cũng là một tòa nhà kép làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm”. Tiền doanh (nhà trước) có 11 gian và 2 trái đơn. Chính donh (nhà sau) có 9 gian và 2 chái kép. Hai bộ mái được nối lại với nhau bằng trần thừa lưu. Tất cả có “chung một đường mà ngăn riêng từng thất” (đồng đường dị thất) bằng các hàng cột. “Từng thất” nghĩa là từng gian. Khi “thỉnh” 3 vị vua yêu nước nói trên vào thờ tại đây, người ta đã phải cải tạo một phần của cái chái kép bên trái chính doanh, nhằm có thêm được 1 gian nữa để thờ cho đủ 10 vua.
Phần nền Thế Miếu cao 94cm. Mặt nền xưa lát gạch Bát Tràng tráng men vàng và lục. Qua những lần trùng tu trước năm 1975, nền tiền doanh đã được thay thế bằng gạch hoa tráng men vàng, còn nền chính doanh thì tráng xây măng.
Toàn bộ khung của tòa nhà này được làm bằng gỗ lim. Tất cả cột kèo, hoành trến, đòn tay, liên ba, đố bản đều sơn son thếp vàng. Đặc biệt là các án thờ, sập thờ và khám thờ, màu sắc sơn thếp hết sức rực rỡ. Các bức liên ba đều được phân khoảng thành ô hộc để trang trí bằng cách chạm khắc thơ văn chữ hán và hình ảnh xen kẽ nhau theo lối “nhất thi nhất họa”. Nghệ thuạt điêu khắc các hoa văn, họa tiết trên hệ thống vì kèo giả thủ ở tiền doanh là rất điêu luyện, công phu. Ở phía trước mỗi khám thờ và sập thờ đều có treo một bức sáo trúc vẽ rồng mây để che, tạo thêm sự nghiêm cẩn. Chỉ khi nào có cúng tế thì những bức sáo ấy mới được cuốn lên để hành lễ. Ngày xưa, đồ tự khí được thiết trí ở các gian thờ là rất phong phú và quý báu.
Phần mái của Thế Miếu nguyên xưa được lợp bằng ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng), nay đã được thay thế bằng ngói âm dương tráng men. Ở chính giữa bờ nóc tiền doanh được chắp bình thiên hồ (thương gọi nôm na là bầu rượu) bằng pháp lam ngũ sắc. Cuối bờ nóc và các bờ quyết cũng như ở dải cổ diềm, người ta chỉ vẽ các đề tài tranh cảnh ước lệ cổ điển, chứ không có thơ văn chữ hán như ở nội thất.
Phần sân Thế Miếu khá rộng, lát gạch Bát Tràng, chỉ trừ Thần đạo ở chính giữa là lát đá Thanh. Gần trước thềm miếu có một hàng đôn bằng đá chạm gồm 14 cái, trên đó đặt 14 chiếc thống sứ lớn, bên trong trồng cây kiểng. Trong sân, đặt hai hàng đế bằng đá Thanh gồm 8 cái dùng để cắm tàng mỗi khi tế lễ. Tại hai góc sân phía trước được thiết trí hai con kỳ lân bằng đồng, mỗi con dứng trong một thiết đình. Chung quanh sân và hai bên Thế Miếu là những bồn hoa cây cảnh, đặc biệt có một cây lưu niên rất quý thường được gọi là “cây tùng Thế Miếu”, với dáng hình cổ kính, nghe nói là đã được vua Minh Mạng trồng vào năm 1822 khi Thế Miếu vừa xây xong.
Ngoài ra, hai bên trái phải của toà miếu chính ấy, còn có hai công trình kiến trúc phụ, thuộc dạng phương đường (nhà vuông): Bên trái là điện Canh Y (nay không còn) và bên phải là miếu thờ Thổ công (mới được trùng tu cách đây không lâu).
Thế Miếu là miếu thờ quan trọng nhất của các vua triều Nguyễn, và nó mang nhiều giá trị lịch sử cũng như nghệ thuật cho nên, tòa nhà to lớn này đã được trùng tu nhiều lần trước và sau năm 1945, mà đợt trùng tu gần đây nhất là vào những năm đầu thập niên 2000.
Thưa các cô chú anh chị, ngoài khu Thế Miếu thờ các vua nhà Nguyễn thì ở trong khu vực Hoàng Thành này còn có một nơi thờ các vua nhà Nguyễn nữa đó là điện Phụng Tiên.
Điện Phụng Tiên nằm ở mé phía tây của Hoàng Thành, gần cửa Chương Đức, điện Phụng Tiên là một “biệt miếu” dùng để thờ các vua triều Nguyễn, dành riêng cho nữ giới trong Hoàng gia đến cúng bái.
Nguyên vào đầu thời Gia Long (1802 – 1819), triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng một ngôi điện bằng gỗ ở vị trí trường Đại học Nghệ thuật ngày nay, gần cửa Hiển Nhân, và đặt tên là điện Hoàng Nhân. Khi vua Gia Long thăng hà, quan tài của nhà vua được quàng tại ngôi điện này suốt hơn 3 tháng trước khi cử hành lễ n táng ở lăng. Đến năm 1829, vua Minh Mạng cho đổi tên điện Hoàng Nhân thành điện Phụng Tiên (nghĩa đen là thờ phụng người trước, tức là vua Gia Long), vì đây là nơi thờ vị vua đầu triều Nguyễn kể từ năm 1820. Sau đó 8 năm, vua Minh Mạng cho dời ngôi điện ấy qua gần cửa Chương Đức là địa điểm đã nói ở trên
Mặc dù triều đình đã xây dựng xong Thế Miếu vào năm 1822 dùng để thờ vua Gia Long và các vua Nguyễn kế vị, nhưng điện Phụng Tiên vẫn được duy trì cũng để thờ các vua ấy vì một lý do đặc biệt. Theo quy định của triều đình bấy giờ, Thế Miếu là “công miếu”, các cuộc tế lễ ở đây đều mang tính quốc gia, là quốc lễ, trong đó chỉ có sự hiện diện diện của vua, các hoàng thân và đình thần. Còn nữ giới, dù là người trong hoàng gia, đều không được phép tham dự các cuộc tế lễ ở đây. Họ chỉ có thể đến dự các lễ cúng giỗ các vua tại điện Phụng Tiên mà thôi. Về sự chăm sóc hương khói hàng ngày tại hai miếu thờ này cũng đã có sự phân biệt nam nữ như vậy. Nếu ở Thế Miếu được giao cho các nhân viên thuộc Ty Từ tế phụ trách thì ở điện Phụng Tiên lại do “các cô phụng trực” đảm nhiệm. Phần lớn những người đàn bà này đều là người trong hoàng tộc. Bị góa bụa hoặc không lập gia đình, họ ăn ở thường xuyên tại những ngôi nhà phụ trong khuôn viên của điện thờ cho đến trọn đời.
Về mặt kiến trúc, điện Phụng Tiên là một tòa nhà kép to lớn, tương đương như Thế Miếu, nhưng có thêm mái lưa ở phía trước. Chính doanh gồm 9 gian 2 chái. Mỗi gian thờ một vua. Tiền doanh có đến 11 gian. Nền lát gạch Bát Tràng tráng men. Mái điện lợp ngói ống hoàng lưu ly.
Ngày xưa, điện Phụng Tiên là một điện thờ nguy nga lộng lẫy, bên trong trưng bày rất nhiều đồ tự khí quý hiếm mà các vua nhà Nguyễn đã dùng lúc sinh thời. Một số chứng nhân người Pháp đã gọi điện Phụng Tiên là một bảo tàng ở Hoàng cung Huế.
Rất đáng tiếc là cả tòa nhà lẫn các bảo vật ấy đã bị đốt cháy và thất thoát vào thánh 2/1947 (trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến). Hiện nay, chỉ còn vòng tường thành tương đối nguyên vẹn và cửa tam quan là có giá trị nghệ thuật nhất ở đây.
Cửu Đỉnh
Thưa các cô chú anh chị, và trước mặt Thế Miếu của chúng ta đang đứng chính là Cửu Đỉnh – tương ứng với các gian thờ và tên của các miếu hiệu của các vua được thờ tại Thế Miếu nơi đây. Bây giờ xin mời đoàn ta qua chiêm ngưỡng bộ Cửu Đỉnh.
Cửu Đỉnh là một bộ tác phẩm bằng đồng gồm 9 cái đỉnh to lớn được Bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835 đến đầu năm 1837. Trong cuộc lễ khánh thành và an vị ngày 4 – 3 – 1837 dưới sự chủ tế của vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh đã được đặt thành một hàng ngang trước sân Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn. Mỗi đỉnh tương ứng với một gian thờ trong miếu ấy. Riêng đỉnh tương ứng với gian thờ vua Gia Long thì đặt hơi nhích về phía trước khoảng 3m, vì vua Minh Mạng cho rằng đó là vị hoàng đế có công khai sáng triều đại.
Ở mặt trước hông các đỉnh đều đúc nổi 2 chữ đại tự mà chữ dưới là chữ “đỉnh” và chữ trên là tên gọi tắt miếu hiệu của từng vua. Những chữ chỉ tên các đỉnh là Cao (miếu hiệu của vua Gia Long), Nhân (Minh Mạng), Chương (Thiệu Trị), Anh (Tự Đức), Nghị (Kiến Phúc), Thuần (Đồng Khánh), Tuyên (Khải Định), Dũ, Huyền.
Đáng chú ý nhất là ở đây có 153 hình ảnh được thể hiện chung quanh hông các đỉnh. Ở mỗi đỉnh, người xưa đã đức nổi 17 cảnh vật, được phân bố theo một biểu đồ chung: chia làm 3 hàng ngang, mỗi hàng gồm một chủng loại. Tại mỗi hình ảnh đều có chữ chỉ tên từng cảnh vật.
Bằng kỹ thuật đúc nổi và chạm khắc (làm nguội) tinh vi, các nghệ nhân thời Minh Mạng đã thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích sự đa dạng của nhiều cảnh vật tạo nên sự giàu đẹp của Tổ quốc: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, cây cối, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền,… Nếu ở Tuyên đỉnh có sông Hồng thì Huyền đỉnh có sông Cửu Long và Nhân đỉnh có sông Hương. Nếu Cao đỉnh có cọp trên rừng thì Nhân đỉnh có cá voi dưới biển. Các hình ảnh ở Cửu đỉnh đều biểu hiện những cảnh vật rất thật và thân quen với dân tộc Việt Nam.
Ngoài tính cung đình, 153 hình ảnh trên Cửu đỉnh còn mang đậm tính dân gian, gắn liền với đời sống của đại đa số người Việt ở chốn thôn trang. Bên cạnh cây gỗ lim, quế, tùng, còn có những cây lương thực và thảo mộc rất phổ biến đối với mọi người, như cây lúa, cây trầu, cây mít, cây hành, cây nghệ, rau tía tô, cây đậu phụng,…
Có thể nói rằng, Cửu Đỉnh như là một bức tranh tổng thể cho một cuộc triển lãm, được xây dựng trên đời sống trí tuệ và tâm linh của cả một dân tộc mà cho đến nay, giá trị ấy càng được xác định hơn. Tâm hồn của đất nước truyền thống biểu hiện tài tình, để ca ngợi Tổ quốc gấm hoa, nước biếc non xanh giàu đẹp và bền vững.
Nhìn chung các đỉnh đều kích thước và trọng lượng của các đỉnh không bằng nhau. Đỉnh cao nhất là 2,50m và nặng nhất là 2.601 kg (Cao đỉnh). Đỉnh thấp nhất là 2,31m và nhẹ nhất là 1.935kg (Huyền đỉnh). Từng cặp quai trên miệng Cửu đỉnh đều được đúc với các dạng khác nhau: cặp vuông, cặp tròn, cặp xoắn như dây thừng… Ba chân của mỗi đỉnh cũng một khác: có bộ thẳng, có bộ uốn theo kiểu chân quỳ của sập gụ… Tuy nhiên, nhìn chung thì các đỉnh lại có vẻ giống nhau về hình thức. Khi tạo ra vẻ giống nhau trong tổng thể và khác nhau ít nhiều trong chi tiết như thế, có lẽ tác giả của Cửu đỉnh muốn biểu hiện những biến tấu riêng trong một chủ đề chung. Nói cách khác, triều đại Minh Mạng muốn nói lên sự phong phú và đa dạng của đất nước và con người Việt Nam trong một giang sơn đã được thống nhất hoàn toàn.
Cửu đỉnh có giá trị về nhiều phương diện: kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật tạo hình trang trí và trình độ hiểu biết để quản lý tài sản của dân tộc và khẳng định chủ quyền của đất nước trước lịch sử. Động thái cuối cùng này là một ước mơ tốt đẹp cao cả của mọi thời đại. Vua Minh Mạng đã thực hiện được ước mơ ấy trong ngót 20 năm trị vì và giữ vững nền tự chủ của nước Đại Nam.
Tuy nhiên, Cửu Đỉnh đã bị tổn thương phần nào vì chiến tranh và kẻ gian. Quan sát kỹ, chúng ta thấy trên bộ bảo vật thiêng liêng này của triều Nguyễn, có đến hàng chục vết thương lớn nhỏ khác nhau do những mảnh bom rơi đạn lạc gây ra. Đặc biệt vào khoảng năm 1977, trong thời hòa bình một nhóm người bất lương đã bí mật cưa gần đứt một đoạn quai dài chừng vài dm ở Thuần đỉnh. Một đầu của đoạn quai ấy đã bị cưa đứt hẳn. Ở đầu kia, khi cưa chỉ còn vài cm thì chúng mới dừng tay vì thấy đây không phải là đồng đen như chúng tưởng. Do đó đoạn quai bị cưa vẫn còn giữ nguyên vị trí cũ. Sau đó một thời gian khá dài, cơ quan chủ quản mới dùng một loại keo đen như dầu rái để trám các vết cưa. Nhưng hiện nay, nếu các cô chú anh chị nhìn tinh mắt vẫn có thẻ thấy được dấu vết của các nhát cưa đó.
Với những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc biệt vốn có của nó, vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã chọn Cửu đỉnh là 1 trong 11 bộ hiện vật bảo tàng quý báu nhất ở Cố đo triều Nguyễn để đề nghị Bộ văn hóa Thông tin xem xét công nhận là Bảo vật quốc gia.
Hiển Lâm Các
Thưa các cô chú anh chị, tào nhà mà chúng ta đang đứng hiện nay chính là Hiển Lâm Các. Ở Việt Nam hiện nay còn bảo tồn được hai cái gác cổ nổi tiếng: Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 dưới thời Gia Long và Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1822 dưới thời Minh Mạng. Khuê văn các đã trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và Hiển Lâm Các đã trở thành một biểu tượng của kiến trúc Huế.
Hiển Lâm Các tọa lạc ngay trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành. Cái tên Hiển Lâm các nói lên phần nào chức năng của nó. “Hiển Lâm” có nghĩa là đạt đến chỗ vinh quang rực rỡ. “Các” là cái gác. Hiển Lâm Các là cái gác dùng để ghi nhớ công tích của các vua triều Nguyễn được thờ ở Thế Miếu và các thân huân công thần của triều đại này được thờ phụ ở hai ngôi nhà nằm hai bên sân trước của Hiển Lâm Các (hai ngôi nhà này thường được gọi là Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự). Một số thơ văn ngày xưa đã nói đến truyền thống ghi công này của các Nhà nước quân chủ đối với những người đã tạo ra được sự nghiệp vẻ vang cho đất nước. Họ đã được vinh danh bừng cách “Tên ghi gác khói, tượng truyền đài lân” (Chinh Phụ Ngâm) hoặc “Phận dù không gác khói đài mây, Danh đã dậy ngàn cây nội cỏ” (Văn tế trận tướng sĩ). Như vậy chúgn ta có thể hiểu rằng, Hiển Lâm Các là một đài tưởng niệm các vua quan triều Nguyễn. Ý nghĩa của nó có phần nào giống như một đài liệt sĩ ngày nay.
Hiển Lâm Các là một công trình kiến trúc bằng gỗ có 3 tầng với 12 mảng mái lớn nhỏ khác nhau. Nếu Khuê Văn Các được dựng trên một nền có mặt bằng hình vuông thì mặt bằng của Hiển Lâm Các có hình chữ nhật rộng lớn hơn nhiều; 21,05m x 12,80m. Nền cao 1,53m, trên đó dựng 24 cột gỗ, gồm 4 cột chính ở giữa, 4 cột phụ ở 2 bên và 16 cột quân. Mỗi cột chính cao tới 12m, chạy xuyên suốt cả 3 tầng nhà. Mỗi cột quân cao 3m.
Mặt bằng tầng 1 chia làm 3 gian 2 chái. Quanh 3 mặt ngoài của mỗi chái đều có xây vách bằng gạch để gia cố sức chịu lực của các hàng cột quân và bao che bớt phần nội thất. Ở gian bên phải có bắc cầu thang để đi lên tầng hai. Đây là cầu thang bằng gỗ mang giá trị rất cao về kỹ thuật lắp ghép và nghệ thuật trang trí.
Các tầng còn lại cũng được trang trí và chạm khắc hết sức độc đáo. Đặc biệt giữa nóc tầng ba trang trí thiên hồ (bầu rượu) bằng pháp lam màu vàng đặt trên một áng mây bằng pháp lam ngũ sắc tươi thắm. Hình tượng này nổi bật lên giữa các bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và bầu trời xanh nhiệt đới ở Huế. Chóp thiên hồ ở vào độ cao khoảng 16,23m so với mặt đất.
Sở dĩ tòa nhà cao tầng này đứng vững được qua hơn 185 năm nay là nhờ những người thợ mộc tài hoa thời Minh Mạng đã khéo lứo trong việc thiết kế một hệ thống cột kèo, xuyên trến dằng néo nhau bằng các loại mộng mẹo hợp lý cho từng vị trí, và sự kết chặt giữa các cấu kiện gỗ được tăng cường bằng những con bọ khá lớn có gia cố bởi các đinh sắt dài. Họ đã xử lý một cách thông minh trong thiết kế mặt ngang cũng như mặt dọc, cho nên, nếu có một lực tác động từ bất cứ hướng nào, Hiển Lâm Các vẫn giữ yên được thế đứng của nó.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, Hiển Lâm Các đã được trùng tu khá nhiều lần, mà gần đây nhất là đợt đại trùng tu trong những năm 1996 – 1998 với kinh phí rất lớn. Mặc dù công trình kiến trúc cao tần này được làm bằng gỗ lim và kiền kiền, nhưng nhiều bộ phận vẫn bị ẩm mốc, mụ ruỗng và mối mọt tàn phá nặng nề. Cho nên, trong đợt trùng tu vừa qua, ngoài kinh phí của nước chủ nhà, còn có sự tài trợ đáng kẻ của hãng Rhône Poulenc (Pháp) về thuốc chống mối cho toàn bộ tòa nhà (thông qua quỹ Ủy thác của UNESCO).
Cung Trường Sanh
Cung Trường Sanh nằm ở phía tây bắc của Hoàng thành Huế và được xây dựng vào năm 1822, dùng làm nơi hưởng thú tiêu dao cho các bà Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái hoàng Thái hậu (bà nội vua) đầu tiên của triều Nguyễn, nhưng về sau, vì gặp phải những hoàn cảnh lịch sử bất thường của triều đại, nó trở thành nơi ăn ở của một số bà Hoàng ấy luôn.
Cung Trường Sanh nằm sát sau lưng cung Diên Thọ và ven bờ nam hồ Nội Kim thủy với khuôn viên hình chữ nhật, chung quanh được xây tường gạch để bao bọc, trong đó có khoảng 10 công trình kiến trúc chính và phụ.
Về lịch sử xay dựng, diện mạo kiến trúc và chức năng sử dụng của cung Trường Sanh từ năm 1822 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn, có thể chia ra 5 giai đoạn:
Thời Minh Mạng (1820 – 1840): Thân mẫu của vua Minh Mạng là bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. Khi vua lên ngôi thì bà Hoàng ấy ăn ở tại cung Diên Thọ. Năm 1822, vua ho xây dựng thêm bên cạnh cung này một biệt cung nữa theo dạng hoa viên để thỉnh thoảng bà qua đây thưởng ngoạn thắng cảnh và nghỉ ngơi tiêu khiển để kéo dài tuổi thọ. Bởi thế sau khi xây dựng xong vào năm 1823, nó được đặt tên là cung Trường Ninh (yên ổn lâu dài). Bấy giờ, trong khuôn viên của cung có điện chính, lầu sau, nhà Xuyên Đường, nhà Di Chí, lầu Vọng Hồ, nhà Tùy An, cửa cung Trường Ninh, cửa Thụy Môn, tường thành, hồ ao, cầu gỗ, núi đá… Và gần bên ngoài cung còn xây đình Hồ Tâm ở hồ Nội kim Thủy.
Thời Thiệu Trị (1841 – 1847): Vào năm 1845, hoàng gia có được một niềm vui lớn lao đặc biệt. Vua Thiệu Trị có được cháu đích tôn. Con của nhà vua là Hồng Bảo, sinh ra Ưng Đạo (còn có tên là Phúc). Nhà vua là cháu đích tôn của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. Bấy giờ bà vẫn còn sống. Sự kiện quý hiếm này được gọi là Ngũ đại đồng đường (5 đời cùng sống trong một nhà). Để kỷ niệm sự vui mừng lớn lao ấy, vua Thiệu Trị đã cho trùng tu, tôn tạo, xây dựng thêm và đặt tên mới cho một số công trình ở hệ thống cung điện này. Từ đó, toà nhà chính trong cung điện được đặt tên là Ngũ Đại Đồng Đường, gồm phía trước là nhà Ngũ Đại, giữa là Điện Thọ Khang, phía sau là lầu Vạn Phúc, nền nối liền với nhau với hành lang dài chạy thông ở giữa từ trước đến sau, tạo thành hình chữ “vương”. Phía trước là cửa phường môn, chung quanh có đá Kình Ngư, núi Hồ Tôn, lạch Đào Nguyên với những chiếc cầu xinh xắn bắc qua lạch, v.v… Vua Thiệu Trị đã chọn khu kiến trúc cảnh quan này làm một trong 20 cảnh đeph nhất của đất Thần Kinh và đã làm bài thơ “Trường Ninh thùy điếu” (buông câu ở cung Trường Ninh) để ca ngợi.
Thời Đồng Khánh (1886 – 1888): Trong vụ Thất thủ kinh đô (1885), cả 3 bà Hoàng (Tam Cung) là Từ Dũ, Lệ Thiên và Học Phi đều bôn tẩu theo vua Hàm Nghi. Sau khi họ trở về Huế, vào tháng 01 – 1886, vua Đồng Khánh cho sửa sang cung Trường Ninh để bà Lệ Thiên ăn ở. Đây là làn đầu tiên và cũng là lần cuối cùng thay đổi chức năng của cung này: dùng để ăn ở.
Thời Duy Tân (1907 – 1916): Từ khi vua Duy Tân lên ngôi thay vua Thành Thái bị người Pháp đưa vào an trí tại Vũng Tàu, hai bà Hoàng Thái hậu Nguyễn Gia Thị Anh và Nguyễn Thị Định đều ăn ở tại 2 ngôi điện gần nhau trong cung Diên Thọ. Nhưng, vào khoảng năm 1910, sự xích mích vốn có từ trước giữa 2 bà đã bị vỡ ra thành lời qua tiếng lại. Viện Cơ Mật quyết định trích một số tiền giao cho Bộ Công huy động lính và thợ cải tạo cung Trường Ninh để bà Nguyễn Thị Định (mẹ đẻ vua Duy Tân) qua ở nhằm tạo ra khoảng cách giữa hai bà.
Thời Khải Định (1916 – 1925) và Bảo Đại (1926 – 1945): Đây là thời kỳ bà Tiên Cung Dương Thị Thục (1868 – 1944) ăn ở tại cung này. Trong đó, đáng quan tâm nhất là vào năm 1923, để đón mừng cuộc lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của vua Khải Định vào năm sau, cung Trường Sanh (nghĩa là sống lâu).
Dù cung Trường Sanh may mắn không bị chiến tranh hủy hoại, nhưng sau hơn 80 năm bị thời tiết khắc nghiệt và bàn tay con người tàn phá, diện mạo tiều tụy vừa qua của cung Trường Sanh là những gì còn lại của thời Khải Định.
Trong thời gian gần đây, đã bắt đầu thi công dự án trùng tu và phục hồi tổng thể cung Trường Sanh trong vòng 5 năm với tổng kinh phí dự toán gần 29 tỷ đồng. Mặc dù chỉ trùng tu và phục hồi theo diện mạo thời Khải Định và Bảo Đại, nhưng hy vọng rằng sau khi công việc bảo tồn ấy được thực hiện xong, cung Trường Sanh sẽ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn nhất trong Hoàng cung Huế.
Tử Cấm Thành
Thưa các cô chú anh chị, đoàn chúng ta vừa tham quan điện Thái Hòa, Thế Miếu và Cửu Đỉnh. Bấy giờ xin mời đoàn ta đi tiếp vào phía trong để tham quan khu vực điện Cần Chánh nằm ở khu vực Tử Cấm Thành.
Như đã trình bày ở trên, ở Kinh đô Huế, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng đến 3 vòng thành, ngoài lớn, trong nhỏ dần: Kinh thành (chu vi hơn 10km), Hoàng thành (chu vi hơn 2.450m) và Tử Cấm Thành (chu vi hơn 1.220m). Chúng tạo thành một hệ thống thành quách chặt chẽ dùng để phòng thủ và bảo vệ cho sinh hoạt của triều đình và hoàng gia. Nhưng xét về phạm vi của từng địa phận, mỗi vòng thành có chức năng riêng của nó. Riêng Tử Cấm Thành đã được xem là cốt lõi, cái lõm hoặc cái rốn của hệ thống thành quách ấy, vì đây là nơi ăn ở và làm việc hàng ngày của vua và gia đình, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt đến mức tối đa.
Như Hoàng Thành ở bên ngoài, Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1804 dưới thời Gia Long. Bấy giờ, nó được đặt tên là Cung Thành (với nghĩa đen là tòa thành bao quanh các cung điện tham nghiêm nhất, nơi hoàng gia sinh sống). Nhưng, đến năm 1822, để tăng thêm tính nghiêm cẩn và tầm quan trọng của chốn thâm cung này, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Cung Thành là Tử Cấm Thành. Tử nghĩa là mà tím, màu tía, như được nghe nói đến trong nhóm từ “lầu son gác tía” (nơi vua chúa ăn ở). Cấm là người ngoài không được tự do lai vãng để dòm ngó những gì bí mật ở bên trong phạm vi quy định. Pháp luật triều Nguyễn quy định rất chặt chẽ và rõ ràng về hình phạt đối với những người đi vào trong Tử Cấm Thành mà không có phép. Có một số điều lệ cụ thể như sau: người nào vô cớ đi vào bên trong Tử Cấm Thành thì bị phạt 100 trượng, phát phối ra biên giới, sung vào lính. Nếu ai đó mà mang theo vũ khí, dù chỉ là một mũi nhọn, thì bị tử hình. Trong gần một thế kỷ rưỡi tồn tại của nó dưới 13 đời vua nhà Nguyễn (1802 – 1945) từ Gia Long đến Bảo Đại, Tử Cấm thành là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện liên quan đến cuộc sống riêng tư trong nội bộ hoàng gia mà không mất ai biết đến, thường được gọi là chuyện thâm cung bí sử.
Cũng như Kinh thành và Hoàng thành, Tử Cấm thành quay mặt về hướng nam. Tòa thành này có mặt bằng hình chữ nhật. Mặt nam và mặt bắc đều dài 324m. Mặt đông và mặt tây đều dài 290m. Thành được xây bằng gạch cao 3,72m, dày 0,72m.
Có một điểm đặc biệt là chung quanh bên ngoài thành này không có hệ thống hào nước. Nếu chung quanh Hoàng thành từ xưa đến nay chỉ có 7 cửa. Mặt nam chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay chính giữa, là Đại Cung môn. Mặt bắc trổ 2 cửa nằm đối xứng nhau: bên tả là cửa Tường Loan và bên hữu là cửa Nghi Phụng. Mặt đông có 2 cửa mang tên Hưng Khánh và Đông An. Mặt tây cũng trổ 2 cửa: Gia tường và Tây An. Về sau, ở mặt đông còn trổ thêm 2 cửa là Cấm Uyển Môn và Duyệt Thị môn; và ở mặt bắc trổ thêm một cửa nữa là Văn Phòng Môn (khi xây dựng toà nhà Ngự tiền Văn phòng vào khoảng năm 1933).
Bên trong vòng thành được bảo vệ nghiêm cẩn ấy là một hệ thống kiến trúc cung điện, lầu đài, đình tạ, vườn ngự, nàh hát, v.v…, gồm khoảng 50 công trình chính phụ, lớn nhỏ khác nhau, đã được xây dựng với một mật độ dày đặc. Dưới thời vua Gia Long, các công trình kiến trúc ở đây còn tương đối thưa thớt và đơn giản, nhưng qua thời Minh Mạng, kể từ thời điểm nhà vua cho quy hoạch laik và nâng cấp Tử Cấm thành (cùng một đơn vị với Hoàng thành) vào năm 1833, thì hệ thống kiến trúc tại đó trở nên phong phú và đa dạng hơn. Nó đã được bổ sung vào các thời vua kế nhiệm là Thiệu Trị và Tự Đức. Đặc biệt là đến thời Khải Định (1916 – 1925), một số cung điện đã được trùng tu, nâng cấp và một số khác đã được cải tạo hoặc xây mới bằng vật liệu hiện đại: bêtông cốt thép.
Nhưng, nhìn chung, tính đến năm 1945, quy cách và diện mạo của tổng thể kiến trúc trong Tử Cấm Thành vẫn không bị xáo trộn và thay thế đáng kể. Ở trục giữa của nó là những cung điện chính, kể theo thứ tự từ trước đến sau: Đại Cung Môn, điện Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày), điện Càn Thành (nơi vua ăn ngủ), điện Khôn Thái (dành riêng cho Hoàng hậu), lầu Kiến Trung (nơi ăn ở cảu vua Khải Định, rồi gia đình vua Bảo Đại; xây dựng năm 1923). Ở hai bên trục chính ấy là hàng chục công trình kiến trúc phụ dành cho vua giải trí, thư giãn, như Đông Các (thư viện), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách), Duyệt Thị Đường (nhà hát) và dành làm nơi ăn chốn ở cho hàng trăm thành viên trong gia đình nhà vua.
Rất đáng tiếc là tất cả các cung điện vàng son lộng lẫy nhất trong Tử Cấm thành đều đã bị hư hỏng rất nặng nề trong Chiến dịch tiêu thổ kháng chiến vào đầu tháng 2 – 1947. Trong hơn 30 năm qua, bằng những nguồn đầu tư kinh phí trong nước à nước ngoài, chỉ một số ít công trình kiến trúc trại đây đã được trùng tu: Tả Hữu Vu (của điện Cần Chánh), Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường… chắc có lẽ sẽ còn phải mất một thời gian khá dài nữa chúng ta mới có thể thấy được toàn bộ diện mạo ngày xưa của Tử Cấm thành khi nó được trùng tu tất cả các công trình.
Điện Cần Chánh
Thưa các cô chú anh chị, bây giờ chúng ta sẽ tới tham quan điện Cần Chánh – một di tích đầu tiên trong khu vực Tử Cấm Thành.
Điện Cầm Chánh nằm trên trục chính trong hệ thống Hoàng cung Huế và tọa lạc bên trong Tử Cấm thành, điện Cần Chánh giữ một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của triều đình và hoàng gia nhà Nguyễn.
Đây là nơi vua làm việc văn phòng hàng ngày, và những khi nhiều việc thì làm cả ban đêm nữa. Ngoài ra, điện Cần Chánh cũng đã được dùng vào một số công việc khác, chẳng hạn như:
Tổ chức lễ thường triều mỗi tháng 4 lần vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch (Lễ Đại triều thì tổ chức ở điện Thái Hòa).
Vua tiếp kiến các sứ bộ ngoại quốc, các thành viên trong hoàng tộc hoặc các đại thần đến chiêm bái, bái mạng.
Nơi diễn ra các buổi yến tiệc và ca múa trong những dịp vui mừng mang tính quốc gia và hoàng gia.
Tuy Tử Cấm Thành là khu vực dành riêng cho các sinh hoạt mang tính “thâm cung” hoặc “nội đình” của Hoàng gia, nhưng trên thực tế, điện Cần Chánh chưa phải là nơi cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Nó vẫn còn là nơi sinh hoạt chung giữa vua và một số thành phần quan trọng khác ngoài Hoàng gia ở một mức độ có giới hạn. Bức bình phong dài dăng ngang sua lưng điện Cần Chánh mới thực sự là giới ngăn cách sinh hoạt giữa triều đình và gia đình nhà vua.
Điện Cần Chánh là một trong những công trình kiến trúc xuất hiện sớm nhất ở Hoàng cung Huế. Ngôi điện này đã được xây dựng từ tháng 4 – 1804 đến tháng 3 – 1805. Sau đó, nó đã được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1811, 1827, 1831, 1850… Điện Cần Chánh không nằm đơn lẻ. Chung quanh nó còn có một số công trình kiến trúc phối thuộc.
Trước mặt điện Cần Chánh là Đại Cung Môn, cửa chính của Tử Cấm Thành. Đại Cung môn là một công trình kiến trúc bằng gỗ có 5 gian, lợp ngói ống hoàng lưu ly, bên trong trổ ra 3 cửa vòm làm 3 lối đi: Chính giữa dành cho vua, hai lối 2 bên dành cho các đình thần và các thành phần khác trong đoàn Ngự đạo. Giữa Đại Cung và điện Cần Chánh là một cái sân rộng lát gạch Bát Tràng, chỉ có đường Dũng đạo (đường dành riêng cho vua đi) là lát đá Thanh. Ngày xưa, sân này được gọi là sân thường triều hoặc là sân Bái mạng. hai bên đường Dũng đạo, đặt 2 cái vạc đồng rất lớn đúc vào những năm 1660 và 1662 thời các chúa Nguyên Phúc Tần. Gần 2 rìa sân là 2 dãy “phẩm sơn” bằng đá Thanh ghi rõ phẩm trật để các quan nhìn vào đó mà sắp hàng khi đứng dự lễ. Ở 4 góc sân trồng 4 cây ngô đồng, biểu tượng của sự thái bình. Ngoài ra cây ngô đồng còn là loại cây theo truyền thuyết mà loài chim phượng thường bay về đậu – biểu tượng cho sự cao quý và trong sạch. Hai bên sân là 2 nhà phụ của điện Cần Chánh, gọi là nhà Tả Vu và nhà Hữu Vu. Mỗi nhà 5 gian 2 chái được dùng vào các công việc khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng đều liên quan đến những sinh hoạt của vua. Bốn dực lang có mái che nối Đại Cung môn với Tả Vu, Hữu Vu và nối 2 dãy này với điện Cần Chánh. Mái của 4 dực lang và Tả, Hữu Vu đều lợp băng ngói thanh lưu ly. Ở xa xa 2 bên điện Cần Chánh còn có 2 ngôi điện tương đối nhỏ với mặt bằng hình vuông, cũng lợp ngói ống thanh lưu ly. Đó là điện Văn Minh và điện Võ Hiển, nơi vua họp bàn với các triều thần cao cấp về việc văn và việc võ.
Riêng điện Cần Chánh là tòa nhà lớn nhất trong khu vực này. Nó đã được thiết kế theo thức kiến trúc đặc biệt của loại cung điện Huế: trùng lương trùng thiềm. Chính doanh (nhà sau) có 5 gian 2 chái kép và tiền doanh cs 7 gian 2 chái đơn; nối lại với nhau bằng trần thừa lưu. Mái điện lợp ngói ống hoàng lưu ly. Cuối các bờ nóc và bờ quyết đắp hình hồi long (rồng quay đầu lại). Giữa bờ nóc là hình thiên hồ bằng pháp lam, có 2 con rồng ở 2 bên chầu vào.
Ngôi điện này đã được trùng tu nhiều lần vào các thời vua Thành Thái, Khải Định làm cho nó ngày càng trở nên lộng lẫy hơn.
Nếu xét về quy mô thì ngôi điện này to lớn gần bằng điện Thái Hòa. Đây là một công trình kiến trúc tuyệt vời. Nội ngoại thất của nó đều được trang trí vô cùng hoa mỹ và trang hoàng cực kỳ sang trọng. Ngoài các chức năng chính và phụ nói trên, ngôi điện này còn là nơi trưng bày rất nhiều bảo vật bằng vàng, bằng ngọc, bằng sứ, bằng gỗ quý hiếm nhất trong nước, có giá trị vô lượng.
Nhưng đáng tiếc thay, điện Cần Chánh đã bị đốt cháy vào đầu tháng 2 – 1947, chỉ còn lại cái nền như chúng ta hiện thấy. Đến năm 1981, UNESCO và Nhà nước Việt Nam có ý định phục hồi ngôi điện này với kinh phí dự toán là 1.300.000 USD. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Duyệt Thị Đường
Duyệt Thị Đường là tên một nhà hát trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nhà hát lớn, quan trọng và được xây dựng sớm nhất so với các nhà hát khác tại Kinh đô Huế. Nó dùng để biểu diễn những bộ môn nghệ thuật sân khấu chủ yếu diễn tuồng (tức hát bội) nhằm phục vụ vua, hoàng gia, các đình thần và những thượng khách nước ngoài có liên hệ ngoại giao với triều đình.
Nhà hát này toạ lạc ở mé trái trong phạm vi Tử Cấm Thành, nối với điện Càn Thành, nơi vua ăn ngủ, bằng một hệ thống hành lang có mái che. Ngày nay, chúng ta có thể thấy được địa điểm của nó trên thực địa, mặc dù diện mạo kiến trúc ban đầu của nhà hát đã bị biến tướng qua các lần cải tạo và tu bổ trước đây.
Theo sử sách triều Nguyễn, Duyệt Thị Đường đã được xây dựng vào tháng 7 – 1826 dưới thời Minh Mạng. Đây là một tòa nhà bằng gỗ có 4 gian 2 chái, quay mặt về phía đông. Chung quanh nhà hát có xây một vòng tường bằng gạch để làm giới hạn. Ở vòng tường thành ấy, phía đông bắc có trổ cửa Duyệt Thị Tả Môn quay mặt về hướng bắc (nay vẫn còn tồn tại) và phía đông nam có trổ cửa Duyệt Thị Hữu môn quay mặt về hướng đông (nay không còn). Cửa này nằm ở vị thế đối diện với cửa nách (dịch môn) ở bên trái của Tử Cấm Thành (đã bị xây bít lại từ lâu).
Vào những năm đầu thế kỷ XX, Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã viết tổng quát về diện mạo kiến trúc của Duyệt Thị Đường là có “quy chế vuông vức, rất cao rọng”. Theo một vài nguồn tư liệu khác, nhất là căn cứ vào một cuộc khai quật thám sát khảo cổ học gần đây thì có lẽ mặt bằng của tòa nhà hình chữ nhật. Bên trên làm 2 tầng mái thắt cổ diềm. Nề nhà hát được lát gạch Bát Tràng. Sân khấu nằm giữa nền nhà. Ở 4 phía của tòa nhà đều có mái hiên để che cho một hệ thống hành lang chạy giáp vòng chung quanh. Một tấm không ảnh về Hoàng cung Huế do người Pháp chụp vào năm 1932 cho thấy sự bề thế của Duyệt Thị Đường, mà cụ thể nhất là bộ mái to lớn của nó.
Về nguyên tắc thiết kế mặt bằng kiến trúc và phong cách trang trí nội thất, Duyệt Thị Đường bấy giờ có nhiều phần giống như nhà hát Minh Khiêm Đường còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn đến nay ở lăng Tự Đức.
Nhưng đáng tiếc là Duyệt Thị Đường đã bị cải tạo (có lẽ vào năm 1962 để làm trường Quốc gia Âm nhạc Huế) làm cho nó bị thay đổi hẳn từ diện mạo kiến trúc đến vật liệu xây dựng. Tòa nhà bị thu nhỏ mặt bằng, nâng lên thành 2 tầng, kết cấu bằng bêtông cốt thép. Nền được nâng cao hơn khoảng 20cm và lát gạch tráng mem vàng. Mái đôi được thay thế bằng mái đơn. Người ta còn trổ một cổng mới và đặt tên là Duyệt Thị Môn ở đoạn tường phía đông Tử Cấm Thành để tiện ra vào…
Kể từ năm 1995, cơ quan chức năng đã trùng tu nhà hát này theo nguyên tắc bảo tồn thích nghi để phát huy tác dụng vào việc biểu diễn âm nhạc truyền thống và tuồng cung đình để phục vụ du khách. Mặt bằng xây dựng của nhà hát hiện nay có hình chữ nhật gồm nhà chính và nhà vỏ cua ở mặt tiền. Mái lợp ngói thanh lưu ly. Nội thất được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Tuy đã bị biến tướng đi một phần nhưng Duyệt Thị Đường vẫn còn có những giá trị nhất định về lịch sử và nghệ thuật sân khấu truyền thống của Huế và của Việt Nam.
Vâng, thưa các cô chú anh chị, như vậy là chúng ta đã tham quan xong khu di tích Đại Nội Huế với những điểm tham quan tiêu biểu và hiện còn trong hệ thống Di tích cố đô dưới triều Nguyễn. Bây giờ cháu xin mời các cô chú anh chị chúng ta ra xe để đến với một điểm tham quan mới trong lộ trình tham quan Huế ngày hôm nay của đoàn ta đó chính là Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ.
Chùa Thiên Mụ
Thưa các cô chú anh chị, bây giờ chúng ta đang đi trên đường Nguyễn Phúc Nguyên thuộc địa phận của Phường Kim Long, nơi có các khu nhà vườn nổi tiếng của xứ Huế.
Từ thời xa xưa, người Việt hễ có mái ấm gia đình là có “ngõ trước vườn sau”. Tùy theo hoàn cảnh gia đình và địa vị trong xã hội mà không gian nhà ở truyền thống ấy lớn hay nhỏ, công trình kiến trúc trong vườn phức tạp hay đơn giản, giá trị nghệ thuật cao hay thấp.
Dù thuộc giai cấp nào trong xã hội, hễ có nhà là có vườn. ho nên thành ngữ có câu “cây nhà lá vườn” đã nói lên một số đặc sản nào đó của gia đình đang sống trong một ngôi nhà có vườn bao bọc chung quanh. Thành ngữ này đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt xưa nay.
Ngay ở đồng bằng Bắc Bộ, nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) cũng đã sống trong một khung cảnh kiến trúc nhà ở truyền thống như vậy. Lúc về già, với một cuộc sống thanh bần, ông cũng đã từng nói với một người bạn tri kỷ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” rằng:
“Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”…!
Và ở Nam Bộ, xưa nay cũng có một vùng đất cư trú và sản xuất nông nghiệp nổi tiếng, gọi là “miệt vườn”. Vườn ở đó thường rộng mênh mông nhưng chủ yếu là được dùng để sản xuất cây trái phục vụ kinh tế.
Do những điều kiện địa lý và lịch sử đặc biệt của Huế, các nhà vườn ở đây có những nét đặc thù riêng so với các địa phương khác trong nước. Diện mạo và thần thái của những nhà vườn truyền thống hiện còn tại chỗ cho thấy đây là những không gian văn hóa hơn là kinh tế như ở trong Nam; và hệ thống nhà vườn ở đây đang tồn tại một cách cụ thể chứ không bị mai một hầu hết như ở ngoài Bắc.
Huế là Kinh đô của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam; nhà Nguyễn (1802 – 1945). Trong gần một thế kỷ rưỡi của triều đại ấy, đây là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước. Ngoài Hoàng gia, miền núi Ngự sông Hương còn là nơi ăn ở và làm việc của biết bao hoàng thân quốc thích, ông hoàng bà chúa, văn thần võ tướng, thế gia vọng tộc, địa chủ phú hào, văn nhân thi sĩ , mặc khách tao nhân… Hàng ngàn tư dinh và phủ đệ của họ đã được xây dựng ở các xóm phường yên ả (Vỹ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Nguyệt Biều…) hoặc tọa lạc rải rác nhiều nơi ở đất Kinh Kỳ. Mỗi cơ ngơi là một thế giới riêng được dùng làm nơi sinh sống chung của từng gia đình hoặc đại gia đình gồm nhiều thế hệ.
Như nội dung tên gọi của nó, mỗi nhà vườn gồm hai bộ phận chính, là ngôi nhà làm bằng gỗ 3 gian hai chái, gọi là nhà rường và khu vườn bao bọc chung quanh. Mỗi khu vườn rộng một vài mẫu hoặc năm bảy sào, tùy theo khả năng tài chính của chủ nhân khi tậu đất xây nhà. Trên mặt bằng tổng thể ấy, trước khi xây dựng nhà cửa, họ thường cho quy hoạch kiến trúc theo nguyên tắc của thuật Phong thủy. Ngôi nhà phải có bình phong (nằm phía trước nhà ngay trên trục chính của gian giữa), hai biểu tượng rồng chầu hổ phục nằm đối xứng ở hai bên sân, và “minh đường” là yếu tố mặt nước, có thể là cái bể cạn ở trên sân hoặc là cái ao sen nằm ở phía sau hòn non bộ.
Ngoài ngôi nhà chính dùng để thờ phụng tổ tiên (gian giữa) và để vợ chồng chủ nhân ăn ở và tiếp khách (hai gian bên và hai trái), trong khuôn viên còn có những ngôi nhà phụ nhỏ hơn dùng làm nơi sinh sống cho con cháu và gia nhân. Nhà chính và các nhà phụ thường nối liền nhau bằng hành lang có mái. Phần lớn các nhà vườn đều có cổng gạch, hòn non bộ và giếng nước xây bằng đá. Hòn non bộ là một vũ trụ thu nhỏ với cảnh sơn thủy hữu tình (núi rừng, hang động, đền chùa, khe suối, cầu cống, cỏ hoa,..) và với các đề tài xuân, hạ, thu, đông hoặc ngư tiều, canh, độc.
Trong vườn Huế, người ta thường chưng những chậu cây cảnh uốn theo các thế, trồng nhiều loài hoa thay nhau khoe sắc, tỏa hương bốn mùa, và trồng nhiều loại cây lưu niên để cho bóng mát và quả chín quanh năm. Chủ nhân thường dùng những hoa quả ấy để cúng Phật và gia tiên. Một số loại cây ăn quả ở đây đã được lấy giống từ miền bắc vào như nhãn lồng, vải trạng, và từ miền nam ra như sầu riêng…
Chung quan khuôn viên được bao bọc bằng những lũy tre xanh hay các dãy hàng rào chè tàu được cắt xén tươm tất. Chủ nhân thường quan tâm đặc biệt đến những cây thân nhỏ hoặc những luống hoa trồng hai bên lối đi từ cổng dẫn vào nhà chính.
Nhìn chung, trong bất cứ nhà vườn nào cũng có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vô hình chung, các yếu tố Phong thủy được ứng dụng nơi đây đều trở thành những tiểu cảnh xinh xắn để cùng với tất cả cây cối, hoa cỏ trong vườn tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Trong môi trường sống ấy, thiên nhiên đã trở thành bầu bạn thân thiết của con người, giúp con người di dưỡng tinh thần, cân bằng sinh thái.
Gia đình các chủ nhân nhà vườn Huế thường sống thanh bạch và đạm bạc, nhưng giàu chất văn hóa, đậm tính nhân văn. Mái nhà xưa và khu vườn cổ ấy chính là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhất là đạo lý truyền thống của gia đình. Đây là những giá trị tinh thầnquý báu mà ông bà, cha mẹ thường bảo ban, nhắc nhở con cháu phải tuân thủ, giữ gìn trong cuộc sống hàng ngày. Những giá trị tinh thần đó thường được gọi chung là “nếp nhà”. Nếp nhà tốt đẹp cứ thế mà tiếp tục lưu truyền từ đời này sang đời khác, và góp phần tích cực vào sự giáo dục và hình thành nhân cách, đào tạo nhân tài cho các thành viên trong gia đình, cũng có nghĩa là các công dân tốt ngoài xã hội.
Đáng tiếc là trải qua những biến thiên của lịch sử kể từ năm 1945 đến nay, đặc biệt là sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, và những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, số lượng nhà vườn ở Huế ngày nay còn lại không nhiều. Theo một cuộc điều tra gần đây, trên địa bàn thành phố Huế hiện còn 675 nhà vườn lớn nhỏ, trong đó có khoảng 30 phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Nhưng một điều đáng mừng là một số nhà vườn vẫn còn duy trì được hầu như nguyên vẹn cả diện mạo lẫn phần hồn của chúng, mà tiêu biểu là Nhà vườn An Hiên mà chúng ta sáp được vào chiêm ngưỡng sau đây.
(Người soạn: Trịnh Huy Cường)
Xem tiếp phần 3 tại đây
Hotline tư vấn miễn phí 24/7:
0888.313.369
0984.247.468
0948.247.486
0984.247.468
0948.247.486
Email: dieuhanhdulich247@gmail.com